Nguyên lý thiết kế giải thuật song song

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI THUẬT SONG SONG TRÊN HỆ THỐNG XỬ LÝ ĐỒ HỌA GPU ĐA LÕI (Trang 26 - 27)

Khi xử lý song song chúng ta phải xét đến kiến trúc máy tính và thuật toán song song. Những thuật toán mà trong đó có một số thao tác có thể thực hiện đồng thời được gọi là thuật toán song song.

Khi thiết kế thuật toán song song, chúng ta cần phải thực hiện: - Phân chia dữ liệu cho các tác vụ.

- Chỉ ra cách truy cập và chia sẻ dữ liệu.

- Phân các tác vụ cho các tiến trình (cho bộ xử lý). - Các tiến trình được đồng bộ ra sao.

- 15 -

- Các nguyên lý lập lịch: mục đích là giảm tối thiểu các bộ xử lý sử dụng trong thuật toán sao cho thời gian tính toán là không tăng (xét theo khía cạnh độ phức tạp).

- Nguyên lý hình ống: nguyên lý này được áp dụng khi bài toán xuất hiện một dãy các thao tác {T1, T2, . . ., Tn}, trong đó Ti+1 thực hiện sau khi Ti kết thúc.

- Nguyên lý chia để trị: Chia bài toán thành những phần nhỏ hơn tương đối độc lập với nhau và giải quyết chúng một cách song song.

- Nguyên lý đồ thị phụ thuộc dữ liệu: phân tích mối quan hệ dữ liệu trong tính toán để xây dựng đồ thị phụ thuộc dữ liệu và dựa vào đó để xây dựng thuật toán song song.

- Nguyên lý điều kiện tranh đua: Nếu hai tiến trình cùng muốn truy cập vào cùng một mục dữ liệu chia sẻ thì chúng phải tương tranh với nhau, nghĩa là chúng có thể cản trở lẫn nhau.

Ngoài những nguyên lý nêu trên, khi thiết kế thuật toán song song ta còn phải chú ý đến kiến trúc của hệ thống tính toán: Kiến trúc tính toán nào sẽ phù hợp với bài toán? Những bài toán loại nào sẽ xử lý hiệu quả trong kiến trúc song song cho trước?

Ví dụ: Những máy tính kiểu SIMD không thích hợp để giải các bài tóan, trong đó có nhiều tiến trình dị bộ.

Ngược lại, máy tính kiểu MIMD lại không hiệu quả để giải quyết những bài toán trong đó nhiều tiến trình cần phải đồng bộ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI THUẬT SONG SONG TRÊN HỆ THỐNG XỬ LÝ ĐỒ HỌA GPU ĐA LÕI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w