Về cách bài trí.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đạo phật tới kiến trúc chùa phạ kẹo (phật ngọc) ở thái lan (Trang 26 - 29)

a) Bài trí tượng Phật:

Ubosot vat Phạ kẹo vị trí trung tâm của điện thờ, là pho tượng Phật làm bằng ngọc nổi tiếng. Tượng Phật được trình bày trong Vi hản ở nhiều tư thế khác nhau.

b) Trang trí tranh tường:

Cho tới nay, phần tranh tường ở chùa Phạ kẹo được coi là hoành tráng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở thủ đô Bangkok. Vòng ngoài của Ubosot chùa Phạ kẹo có ba hành lang lớn vẽ anh hùng Ramayana, mỗi gian là một phần của câu chuyện được thể hiện rất sống động. Các nhân vật chính của câu chuyện như người anh hùng Rama, nàng Sita, quỷ Ravana, các vị chúa, đức Phật và các nhân vật huyền thoại khác đều được vẽ trong bức tranh này. Mỗi một nhân vật đều có trang phục, vẻ mặt riêng để cho người xem dễ nhận ra. Nếu ai đã từng đọc Ramayana thì chỉ cần xem tranh mà không cần đọc lời chỉ dẫn ở bên cạnh cũng nhận ra đây là đoạn nào của câu chuyện.Các phong cảnh núi rừng, những lâu đài cung điện ẩn hiện trong mây thể hiện trí tưởng tượng đa dạng, phong phú của người vẽ.

Trang tường chùa Phạ kẹo đã có thời gian tồn tại 200 năm nên nó đã dần bị phai màu. Người ta đã tiến hành trùng tu nhưng không được như lúc ban đầu. Bốn bức tranh trên bốn bức tường trong Ubosot chùa Phạ kẹo cũng là

những tranh tường rất độc đạo. Chủ đề của tranh không chỉ thể hiện Phật thoại mà còn phản ánh khung cảnh chiến tranh với các nước láng giềng thời Rama.

Bức tranh trên tường phía sau tượng Phật thể hiện ba thế giới theo giáo lý của đạo Phật: Thế giới trời với Phật và các Thêvađa, các lâu đài cung điện ẩn hiện giữa các làn mây; Thế giới nhân gian ở tầng giữa có núi sông, cung điện... Trong thế giới này có vua, hoàng hậu cùng chung sống trong lâu đài, còn nhân dân đi lại và mua bán phía ngoài cung điện; Dưới thế giới trần gian là địa ngục với các quỷ, những người có tội bị đày ải. Một con đường xuyên từ thế giới địa ngục lên trên gian và lại từ trần gian lên thiên đường.

Phần trên cao của hai bên đường là hai bức tranh thể hiện đức Phật đứng trên tòa sen, các Thêvađa bay lượn và bên dưới là các cung điện của vua chúa, bên ngoài là đông đảo dân chúng, tất cả đều chiêm ngưỡng và lễ Phật.

Đáng chú ý là bức tranh tường phía cửa đối diện với bàn thời Phật Phạ kẹo. Bức tranh này tái hiện toàn bộ khung cảnh một chiến trường. Đó là cảnh các viên tướng cưỡi voi, cưỡi ngựa tay cầm cung kiếm, súng ống; Binh lính tay cầm vũ khí xông lên. Người nghệ sỹ như đã dồn hết tâm huyết, xúc cảm của mình vào bức tranh khiến người xem có thể hình dung được khí thế của cuộc chiến tranh. Chúng ta biết rằng thời kỳ Rama là thời kỳ vương quốc Xiêm luôn có chiến tranh với các nước láng giềng như Mianma; Campuchia... Các vị vua đã từng cầm quân đi chinh chiến. Vì vậy mà đề tài chiến tranh được thể hiện ngay cả trong chùa, đặc biệt là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất được xây dựng ngay từ thời Rama I.

Chùa Phạ kẹo là một ngôi chùa thờ Phật nhưng không có sư. Nó không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi khuyếch trương hay như một đài kỷ niệm những thắng lợi của thời đại Rama – thời đại Bangkok.

KẾT LUẬN

Dưới tác động của Phật giáo, cả một nền nghệ thuật độc đáo đã hình thành ở Thái Lan. Có thể nói nghệ thuật kiến trúc Phật giáo chùa tháp ở Thái Lan rất độc đáo và tiêu biểu. Các công trình kiến trúc đó hầu hết chịu ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa, có một số ít chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa, bên cạnh đó cũng có những ngôi chùa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phương Tây, nhưng chùa Phạ kẹo vẫn mang phong cách của nghệ thuật kiến trúc truyền thống.

Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo được thể hiện rất rõ ở một số kiến trúc chính như Ubosot,Vi hản ... Phật đường ở mỗi chùa đều là nơi trưng bày các pho tượng Phật đối tượng thờ cúng của nhân dân như chùa Phạ kẹo là tượng Phật được làm từ ngọc.

Ngày nay, ở Thái Lan các ngôi chùa hầu như đã được tu sửa lại do bị mài mòn theo thời gian nên nó không còn được nguyên vẹn như ban đầu.Nhưng những nét độc đáo tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc chùa tháp vẫn giữ được những nét riêng như vat Chê đi Luổng, vat Chamthêvi, vat Phô, vat Mạhathạt...

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo ở Thái Lan không chỉ thể hiện những cảm quan thẩm mỹ độc đáo, những tay nghề thuần thục mà người xem còn nhận ra được cá tính dân tộc, tâm hồn tư tưởng của người Thái – một dân tộc giàu lòng nhân ái và luôn hướng thiện. Ở Thái Lan, một đất nước mà từ vua cho đến dân đều đi theo Phật nên Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị của người dân Thái.Chính vì vậy mà việc trùng tu xây dựng và gìn giữ các ngôi chùa rất được họ quan tâm nghệ thuật kiến trúc ở Thái Lan thời kỳ Bangkok không chỉ là di sản văn hóa của nhân dân Thái mà còn là một phần giá trị văn hóa của nhân loại.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của đạo phật tới kiến trúc chùa phạ kẹo (phật ngọc) ở thái lan (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w