Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu” tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423 (Trang 43)

CP XD&TM 423

2.5.3.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần XD&TM 423

Để có thể phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng cần phải được bổ sung và hoàn thiện hơn nữa. Tuy nhiên, nhiệm vụ hoàn thiện phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc, đúng đắn. Hoàn thiện phải được xem như một công việc thường xuyên, liên tục và phải được thực hiện một cách có hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường nhanh nhẹn và phát triển như vũ bão hiện nay, cần phải có những bước đi chắc chắn và vững trãi. Đặc biệt, Việt Nam đã được chính thức gia nhập WTO - một tổ chức thương mại lớn trên thế giới. Vì thế, một trong những công việc quan trọng cần được chuẩn bị là công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp. Công tác tài chính kế toán được tổ chức một cách chặt chẽ và thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác kinh doanh diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng. Muốn vậy công tác kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam phải được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với kế toán quốc tế, tạo nên tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.

Từ phía Nhà nước, trong những năm qua Bộ Tài Chính đã không ngừng cho ra đời các văn bản, quy chế mới về chế độ kế toán tài chính mới nhằm hoàn thiện chính sách kế toán tài chính tại Việt Nam, tạo một môi trường pháp lý thông thoáng rõ ràng và bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia kinh doanh trên thị trường Việt nam, góp phần đưa chế độ kế toán Vịêt Nam xích lại gần hơn với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Trước tình hình trên Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại 423 cũng cần phải xem xét đưa ra phương hướng hoàn thiện công tác kế toán trong đơn vị mình để có thể tồn tại và phát triển. Riêng đối với kế toán tiêu thụ hàng hoá, có thể xem đây là một trong những nghiệp vụ thường xuyên và quan trọng nhất. Vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ là rất cần thiết, cần phải được thực hiện ngay sao cho hợp lý và thoả đáng với sự quan tâm các đối tượng khác nhau.

2.5.3.2. Nguyên tắc hoàn thiện

Hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty Cổ phần XD&TM 423 cần đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau:

- Hoàn thiện trên cơ sở tuân thủ đúng các chế độ kế toán đã ban hành cũng như các chuẩn mực kế toán Việt Nam và Luật kế toán Việt Nam. Trên cơ sở đó, luôn cập nhật nhanh nhất những thay đổi trong chế độ và chuẩn mực để thực hiện thay đổi đúng pháp luật.

- Hoàn thiện trên cơ sở bộ máy phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Cần có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo các chế độ hiện hành cụ thể vào hoạt động cuả doanh nghiệp nhằm đảm bảo phản ánh chính xác và thuận tiện trong quá trình áp dụng; giúp Ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.

- Hoàn thiện trên cơ sở đáp ứng thông tin kịp thời, hiệu quả phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. Đồng thời phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục tiêu tối ưu hoá các nguồn lực hiện có.

- Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty phải được xem xét trong mối quan hệ với các phần hành, nghiệp vụ kế toán khác để sao cho việc hoàn thiện đó được thực hiện một cách đồng bộ, tránh tình trạng gây khó khăn cho công tác khác.

2.5.3.3. Giải pháp hoàn thiện

Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu về Công ty cùng với những kiến thức

đã được học. Là một sinh viên em xin nêu lên một vài kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.

Đối với xây lắp sản phẩm chính là công trình, các hạng mục công

trình,..những thứ này đều tạo nên từ nhiều loại nguyên vật liệu. Vì thế việc phân loại nguyên vật liệu trở thành yêu cầu thiết yếu của công tác quản lý. Việc phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý thì mới đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Tại Công ty tất cả mọi vật liệu đều được xem là vật liệu chính và xem công dụng của chúng như nhau trong khi đó công dụng của từng loại đối với quá trình sản xuất là khác nhau, có loại trực tiếp tham gia cấu thành sản phẩm của công trình như sắt, thép, xi măng,...Có các loại chỉ có tác dụng phụ như xăng, dầu, sơn,.. Việc Công ty xem tất cả là nguyên vật liệu chính là không có cơ sở. Do vậy em xin kiến nghị Công ty cần phải phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý có thể căn cứ vào nội dung kinh tế của nguyên vật liệu để chia thành:

- Nguyên vật liệu chính: Chẳng hạn sắt, thép, đá, cát,... - Nguyên vật liệu phụ: Chẳng hạn như sơn, xăng dầu,... - Phụ tùng thay thế: Như các chi tiết máy, ốc vít,... * Thứ hai: Về việc luân chuyển chứng từ

Do đặc điểm và địa bàn hoạt động của Công ty rộng, các công trình nằm ở các nơi, vì vậy các chứng từ, thông tin về các công trình gửi về phòng kế toán chậm. Sau khi nhận được chứng từ, kế toán phải tiến hành sắp xếp, phân loại một lượng chứng từ khá lớn. Như vậy, dễ dẫn đến nhầm lẫn , thiếu sót nhất là ở những kỳ tiến độ thi công gấp rút, thi công nhiều công trình và chi phí nguyên vật liệu lớn.

Để khắc phục tình trạng này, theo em Công ty nên thúc dẩy nhân viên kế toán ở các công trình định kỳ gửi số liệu thu thập về phòng kế toán. Như vậy sẽ cung cấp kịp thời các báo cáo về nguyên vật liệu.

* Thứ ba: về hạch toán nguyên vật liệu.

Để quản lý tốt số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu thì tất cả các vật tư mua về từ các nguồn khác nhau đều phải được làm thủ tục nhập kho kể cả nguyên vật liệu xuất thẳng cho công trình.

Nếu như nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho công trình không qua nhập kho Công ty thường hạch toán:

Nợ TK 621, TK 627, TK 642

Có TK 111, TK 112, TK 331,...

Làm như vậy thì Công ty sẽ khó quản lý được chất lượng của nguyên vật liệu. Do đó Công ty nên làm thủ tục nhập kho sau đó xuất kho sẽ quản lý tốt chất lượng và số lượng, căn cứ vào chứng từ nhập kế toán định khoản:

Nợ TK 152 Nợ TK 133

Có TK 111, TK 112, TK 141,... Căn cứ vào chứng từ xuất kế toán ghi Nợ TK 627, TK 621, TK 642,...

Có TK 152

* Thứ tư: Khi doanh nghiệp bán nguyên vật liệu (thừa, không sử dụng đến) ra ngoài không xuất hoá đơn GTGT mà chỉ dựa vào phiếu xuất kho điều này có thể dẫn đến tiêu cực. Vì vậy khi bán nguyên vật liệu ra ngoài Công ty nên xuất hoá đơn GTGT.

* Thứ năm:

Ghi chép số liệu, phản ánh thông tin trên chứng từ. + Trên phiếu nhập kho:

Hiện nay, khi viết phiếu nhập kho thì tiền thuế GTGT vẫn được phản ánh lên phiếu nhập kho là không cần thiết. Trên phiếu nhập kho chỉ cần phản ánh các chỉ tiêu: Số lượng theo chứng từ, số lượng thực nhập còn đơn giá, thành tiền và thuế GTGT sẽ do kế toán vật tư ghi.

+ Trên thẻ kho

Tại kho, thủ kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn của vật tư trên thẻ kho. Khi xuất vật tư để thi công công trình thì thủ kho nên ghi chép cụ thể loại nguyên vật liệu xuất kho chứ không nên ghi chép chung chung. Ví dụ: Xuất thép là phải ghi rõ thép tròn, hộp, vằn… chứ không được ghi chung chung là thép.

* Tài khoản sử dụng: Công ty nền sử dụng tài khoản 151 “ hàng mua đi đường” để phản ánh vật tư đượccụ thể và chính xác hơn.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại các doanh nghiệp sản xuất luôn giữ một vị trí quan trọng, nó là yếu tố quyết định trong việc tính giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Do đó ở mỗi công đoạn thu mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều có ý nghĩa quyết định trong việc hạ giá thành tăng lợi nhuận.

Tại Công ty Cổ phần XD&TM 423 công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ngày càng hoàn thiện hơn với sự đóng góp của đội ngũ quản lý, kế toán viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Cùng với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, đưa vi tính vào áp dụng thì việc theo dõi nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ từ khâu thu mua, bảo quản, lưu giữ và đưa vào sử dụng tại Công ty ngày càng được theo dõi một cách thường xuyên, phản ánh đúng đắn và chính xác tình hình biến động của nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ.

Qua quá trình thực tập tại công ty em đã mạnh dạn xin nêu ra một số kiến nghị và giải pháp cho công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé để phát triển công ty.

Do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn quá ít báo cáo của em còn nhiều sai sót cần được khắc phục. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần TM&XD 423

Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Duyên và các anh chị Phòng kế toán đã giúp em hoàn thành báo cáo này. /.

Vinh, tháng 04 năm 2013 Sinh viên

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu” tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại 423 (Trang 43)

w