Sơ đồ nguyên lý mạch điện

Một phần của tài liệu thiết kế chế tạo mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển (Trang 34)

2.9.1. Sơ đồ nguyên lý

Sơ đồ nguyên lý của mạch được thể hiện qua hình 3.9

Hình 3.9. Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển

2.9.2 Nguyên lý làm việc toàn mạch

- IC TCA 785 (có tích hợp các khâu dồng pha, so sánh, tạo xung, sửa xung ,khuyếch đại) tạo ra 2 xung điều khiển đến kích mở cho

Thyristor BT151 ( T1 và T2).

- Chân 11 của TCA là chân nhận điện đáp điều khiển ( từ 0 đến 15V) để thay dổi góc kích mở của Thyristor từ 0 đến 180 độ.

- Mạch lực ta dùng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển.

Giả sử ta đạt một điện áp diều khiển có thể thay đổi từ 0 đến 15V vào chân 11 của IC TCA785, ở chân 14 và 15 của IC TCA785 sẽ xuất ra một chuỗi xung có thể thay đổi từ 0 đến 180 độ.

- Nguyên lí hoạt động của mạc lực:

+ Giả sử ở một bán kì ta có điện áp dương đặt vào AC_IN2, điện áp âm là ở AC_IN1. Lúc này ở mạch điều khiển sẽ tạo ra một xung (với góc anpha

tuỳ vào điện áp điều khiển) tới kích mở T2. Dòng điện có chiều từ AC_IN2, qua tải, qua T2 về âm nguồn.

+ Ở bán kì còn lại thì AC_IN1 là dương và AC_IN2 là âm. Lúc này ở mạch điều khiển sẽ xuất ra một xung tới kích mở T1. Dòng điện có chiều từ AC_IN1 qua Led1, qua tải, qua T1, qua cầu chì về AC_IN2.

+ Vậy dòng điện có một chiều cố định từ DC_OUT2 về DC_OUT1 và có thể điều chỉnh được từ 0 đến 15V DC .

2.10 . Sơ đồ mạch in

Hình 3.10. Sơ đồ mạch

CHƯƠNG 3: kẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sách tham khảo cùng với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, chúng em đã hoàn thành đề tài:

“Thiết kế mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển”. với những yêu cầu đặt ra.

Mạch có những ưu điểm như sau:

-Sơ đồ mạch lực, mạch điều khiển đơn giản. -Giá thành rẻ.

-Điện áp ra sau khi chỉnh lưu ổn định.

-Mạch cho dòng điện, điện áp thay đổi được đầu ra bộ chỉnh lưu là thay

đổi được tương tự như mạch chỉnh lưu điều khiển hoàn toàn.

-Mạch tinh tế hơn do chỉ dử dụng 1 nửa số pha có điều khiển do đó mạch đơn giản hơn.

Mạch có những nhược điểm như sau: -Xung bị nhiễu.

-Nhiều khi diode dẫn rồi nhưng thynistor vẫn chưa dẫn làm mạch trễ.

Bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện đề tài, do với trình độ kiến thức còn có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Do đó chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài của chúng em ngày một được hoàn thiện hơn.

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và thầy cô trong khoa ,đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thùy Dương, đã nhiệt tình chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn chúng em trong việc hoàn thành đồ án.

Hưng Yên,... ngày... tháng... năm 2020.

Nhóm sinh viên thực hiện đồ án:

Hàn Ngọc Hào Nguyễn Hữu Đức

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Truyền động điện – Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễu, Nguyễn Thị Hiền.

2. Cở sở điều khiển tự động truyền động điện – Trần Thọ, Võ Quang Lạp. 3. Điện tử công suất – Nguyễn Bính.

4. Điện tử công suất – Lê Văn Doanh. 5. Điện tử công suất – Võ Minh Chí. 6. Kỹ Thuật biến đổi – Võ Quang Lạp.

Một phần của tài liệu thiết kế chế tạo mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển (Trang 34)