Phân tích đặc điểm của dân tộc ở VN?

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xã hội khoa học - Các câu hỏi thường gặp (Trang 25 - 26)

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người và có những đặc điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, có sự chênh lệch về dân số giữa các tộc người.

VN có 54 DT, trong đó DT Kinh có 73.594.341 người chiếm 85,7% dân số cả nước; 53 dân tộc thiểu số có 12.252.656 người, chiếm 14,3% dân số. Tỉ lệ dân số giữa các DT cũng không đồng đều, có DT với dân số lớn hơn 1tr người (Tày, Thái, Mường, Khơ me, Mông,…), nhưng có DT với dân số chỉ vài ba trăm (Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu). Thực tế cho thấy nếu một DT mà số dân chỉ có hàng trăm sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức cuộc sống, bảo tồn tiếng nói và văn hóa DT, duy trì và phát triển giống nòi. Do vậy, việc phát triển số dân hợp lí cho các DT thiểu số, đặc biệt đối với những chính sách quan tâm đặc biệt.

Thứ hai, các DT cư trú xen kẽ nhau.

VN vốn là nơi chuyển cư của nhiều DT ở khu vực ĐNÁ. Tính chất chuyển cư như vậy đã tạo nên bản đồ cư trú của các DT trở nên phân tán, xen kẽ và làm cho các DT ở VN không có lãnh thổ tộc người riêng. Vì vậy, không có một DT nào ở VN cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn.

24

Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các DT tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp đỡ nhau cùng phát triển và tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Mặt khác, do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong quá trình sinh sống cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề DT để phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước.

Thứ ba, các DT thiểu số ở VN phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.

Mặc dù chỉ chiếm 14,3% dân số nhưng 53 DT thiểu số VN lại cư trú trên ¾ diện tích lãnh thổ và ở những vị trí trọng yếu của quốc gia cả về kinh tế, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái – đó là vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa của đất nước.

Thứ tư, các DT ở VN có trình độ phát triển không đều.

Các DT ở nước ta còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển KT, văn hóa, XH. Về phương diện XH, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ XH của các DT thiểu số khác nhau. Về phương diện KT, có thể phân loại các DT thiểu số VN ở những trình độ phát triển rất khác nhau: Một số ít các DT còn duy trì KT chiếm đoạt, dựa vào khai thác tự nhiên; tuy nhiên, đại bộ phận các dân tộc ở VN đã chuyển sang phương thức sản xuất tiến bộ, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về văn hóa, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, kĩ thuật của nhiều DT còn thấp.

Thứ năm, các DT Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng DT – quốc

gia thống nhất.

Đặc trưng này được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên và nhu cầu phải hợp sức, hợp quần để đấu tranh chống ngoại xâm nên DT Việt Nam đã hình thành từ rất sớm và tạo ra độ kết dính cao giữa các DT.

Đoàn kết DT trở thành truyền thống quý báu của các DT ở VN, là một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của DT trong các giai đoạn lịch sử; đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược để giành độc lập thống nhất Tổ quốc. Ngày nay, để thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN, các DT thiểu số cũng như đa số phải ra sức phát huy nội lực, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết DT, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ sáu, mỗi DT có bản VH riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền VH Việt Nam

thống nhất.

Việt Nam là một quốc gia đa DT. Trong VH của mỗi DT đều có những sắc thái độc đáo riêng góp phần làm cho nền văn hóa VN thống nhất trong đa dạng. Sự thống nhất đó, suy cho cùng là bởi các DT đều có chung một lịch sử dựng nước và giữ nước, đều sớm hình thành ý thức về một quốc gia độc lập, thống nhất.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa xã hội khoa học - Các câu hỏi thường gặp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)