Một số phương pháp hoá lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ [11]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập các steroit từ cây ngưu tất (achyranthes bidentata) (Trang 27 - 28)

cơ [11]

Cấu trúc hoá học các hợp chất hữu cơ được xác định nhờ vào phương pháp phổ kết hợp. Tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học của từng chất mà người ta sử dụng phương pháp phổ cụ thể. Cấu trúc càng phức tạp thì yêu cầu phối hợp các phương pháp phổ càng cao. Trong một số trường hợp, để xác định chính xác cấu trúc hoá học của các hợp chất, người ta phải dựa vào các phương pháp bổ sung khác như chuyển hoá hoá học, các phương pháp sắc kí so sánh…

Đào Thị Thu Lan 28 K35C-Khoa Hóa Học 1.5.1. Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy, IR).

Phổ hồng ngoại được xây dựng dựa vào sự khác nhau về dao động của các liên kết trong phân tử hợp chất dưới sự kích thích của tia hồng ngoại. Mỗi kiểu liên kết được đặc trưng bởi một vùng bước sóng khác nhau. Do đó dựa vào phổ hồng ngoại, có thể xác định được các nhóm chức đặc trưng trong hợp chất, ví dụ như dao động hoá trị của nhóm OH tự do trong các nhóm hydroxyl là 3300 - 3450 cm-1, của nhóm cacbonyl C = O trong khoảng 1700 - 1750 cm-1, của nhóm C = C trong vùng 1630 – 1650 cm-1, của nhóm ete C – O – C trong vùng 1020 – 1100 cm-1,... Đặc biệt vùng dưới 700 cm-1 được gọi là vùng vân tay, được sử dụng để nhận dạng các hợp chất hữu cơ theo phương pháp so sánh trực tiếp.

Hiện nay, thông tin chung thu được từ phổ hồng ngoại không nhiều, mà lượng chất cần để thực hiện phép đo này lại cần đến 2 – 3 mg chất và khó thu hồi lại. Vì vậy, thường đối với các hợp chất thiên nhiên (lượng chất thu được ít) thì phổ hồng ngoại được đo sau khi đã hoàn chỉnh các phép đo khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập các steroit từ cây ngưu tất (achyranthes bidentata) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)