II. Tính toán lò đốt
2.3. Thiết bị truyền tải
Băng tải là loại thiết bị vận chuyển liên tục được sử dụng rộng rãi để vận chuyển vật liệu rời. Nó có thể làm việc trong thời gian dài, chuyển vật liệu đi theo hướng đã định một cách liên tục, đều đặn. Ưu điểm cơ bản của băng tải là cấu tạo đơn giản, bền, có khả năng vận chuyển vật liệu theo hướng nằm ngang, nằm nghiêng (hay kết hợp cả hai) với khoảng cách lớn, làm việc êm, năng suất cao và tiêu hao năng lượng không lớn lắm. Nhược điểm của băng tải là tốc độ vận chuyển không cao, độ nghiêng của băng tải nhỏ (góc nghiêng < 22o), không vận chuyển được theo đường cong.
Đối với băng tải nhập liệu, ta sử dụng băng tải đặt nghiêng để đưa hạt từ dưới thấp lên cao và đổ vào đầu nhập liệu của thùng sấy. Đậu xanh được nhập vào băng tải qua máng nhập
Nhóm 4 Trang 36 D13 Điện Lạnh
liệu. Lớp vật liệu trên băng đồng đều và có thể điều chỉnh theo chiều cao của tấm chắn ở máng, tháo liệu ở phía đầu tang dẫn động.
Năng suất của băng tải
Năng suất của băng tải:
Qbt = (1+k).G1 ,kg/h Trong đó:
G1 : năng suất nhập liệu của thùng sấy, G1 = 161,25 kg/h.
k : hệ số dự trữ đối với năng suất băng tải, so với năng suất nhập liệu vào thùng sấy, tính đến sự hao hụt vật liệu trên đường di chuyển. Chọn k = 10% = 0,1
Qbt = (1+k).G1 = (1+0,1).161,25 = 177,375 (kg/h)
Băng
Băng là chi tiết chủ yếu vừa đóng vai trò là bộ phận kéo, vừa là bộ phận vận chuyển vật liệu. Để vận chuyển đậu xanh, là vật liệu rời dạng cục nhỏ, thì sử dụng loại băng nhiều lớp, hai mặt phủ cao su. Loại băng này cấu tạo gồm lõi vải đặt phía trong, bên ngoài được phủ lớp cao su có chiều dày nhất định, có độ bền cao và có độ cuốn tốt.
Bảng 5.1: Các thông số chọn để tính toán băng tải nhập liệu:
STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
1 Vận tốc của băng tải v m/s 0,4 Từ 0,1 – 0,5 m/s
2 Bề dày lớp vật liệu trên băng
h m 0,01 Chọn
3 Chiều cao nâng của vật liệu
H m 2,5 Chọn, để chiều cao từ mặt đất lên đến máng nhập liệu không quá 0,7 – 0,8m, thuận tiện cho người làm việc.
4 Góc nghiêng của băng so với mặt phẳng nằm
ngang
α độ 20 Đối với hạt ngũ cốc, góc nghiêng giới hạn của băng tải là 20o – 22o
Năng suất của băng tải khi vận chuyển vật liệu trên băng tải nghiêng: Qbt = 3600.F. ρ.K ,kg/h Trong đó:
Nhóm 4 Trang 37 D13 Điện Lạnh
F : diện tích tiết diện ngang của lớp vật liệu trên băng, m2.
ρ : khối lượng riêng của vật liệu, ρ = 650 kg/m3.
K : hệ số tính tới việc giảm năng suất khi băng tải đặt nghiêng. Đối với băng phẳng, nghiêng 10 – 22o thì K = 1,15(Bảng 15.3)
Diện tích tiết diện ngang của lớp vật liệu trên băng:
𝐹 = 𝑄𝑏𝑡
3600. 𝜌. 𝑣. 𝐾 =
177,375
3600.650.0,4.1,15= 1,65. 10
−4(𝑚2)
Bề rộng mặt băng khi sử dụng băng phẳng:
2 Bh F = (m2) 𝐵 = 2𝐹 ℎ = 2.1,65. 10−4 0,01 = 0,033(𝑚) Chọn B = 0,04 m = 40mm.
Chiều dài đoạn băng tải giữa hai trục tang:
) ( 31 , 7 20 sin 5 , 2 sin m H l = = = Chọn l = 7,4m
Chiều dài băng tải:
L = 2.l = 2.7,4 = 14,8 (m) Công suất trên trục băng tải tính theo công thức thực nghiệm
N = 7,41Ku+2Qbtl+37QbtH
1000.1,36
Trong đó
l là chiều dài băng tải giữa 2 trục
K hệ số phụ thuộc vào chiều rộng của băng tải cho trong bảng 15.3 => N = 0,35 kw
Nhóm 4 Trang 38 D13 Điện Lạnh
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
Đối với hệ thống sấy thùng quay này, việc thiết kế, tính toán dựa nhiều vào các công thức thực nghiệm, được cho trong nhiều tài liệu khác nhau. Mặt khác, do nguyên liệu sấy là đậu xanh không có nhiều tài liệu tham khảo, nên trong quá trình tính toán đã sử dụng các số liệu thay thế của đậu nành hoặc các loại ngũ cốc khác. Việc sử dụng công thức, số liệu như vậy không tránh khỏi sai số trong quá trình thiết kế.
Để có thể thiết kế được chính xác ta cần lập hệ thống hoạt động thử để kiểm tra và chọn chế độ làm việc tối ưu. Đồng thời, việc thiết kế hệ thống dựa nhiều trên tài liệu lý thuyết chứ không có thực tế kinh nghiệm, nên có thể có nhiều điều chưa thật hợp lý, em rất mong được sự hướng dẫn, góp ý thêm của các thầy, cô và các bạn để đồ án hoàn thiện hơn.