Phản ứng trao đổi và phương pháp phân tích thể tích

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành phân tích định lượng (Trang 97 - 100)

1. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra khi có sự tạo thành chất điện li yếu, chất dễ bay hơi, hoặc chất ít tan.

Ví dụ:

AgNO3 + HCl = AgCl + HNO3 NaOH + HCl = NaCl + H2O

Na2CO3 + H2SO4 = Na2SO4 + CO2 + H2O

2. Phản ứng trao đổi và phương pháp phân tích thể tích

Phương pháp phân tích thể tích dựa trên phản ứng: aA + bB = cC + dD

Trong đó A là chất cần định lượng, B là chất có nồng độ đã biết, gọi là dung dịch chuẩn. Theo định luật đương lượng, khi chất B phản ứng vừa đủ với chất A thì số đương lượng gam của các chất phải bằng nhau, hay:

NA . VA = NB . VB N: nồng độ đương lượng V: thể tích (ml, l)

Ban đầu ta đã biết thể tích của dung dịch A; sau phản ứng ta xác định được thể tích dung dịch B đã phản ứng vừa đủ với chất A sẽ suy ra được nồng độ chất A cần định lượng.

Quá trình thực hiện để xác định thể tích dung dịch B phản ứng gọi là quá trình chuẩn độ. Thời điểm mà tại đó hai chất phản ứng vừa đủ với nhau gọi là điểm tương đương.

Để phát hiện điểm tương đương, trong quá trình chuẩn độ ta dùng các chất chỉ thị màu. Có nhiều loại phản ứng dùng trong phân tích thể tích, mỗi loại có đặc điểm riêng ứng với các chất chỉ thị riêng.

CHƯƠNG IX

HOÁ KEO

Hoá keo là một ngành học khoa học nghiên cứu các hệ phân tán trong đó kích thước của hạt phân tán nằm trong khoảng 10-7 - 10-5cm gọi là hệ phân tán keo.

Hoá keo có ý nghĩa lớn trong thổ nhưỡng, canh tác học - Đất là một hệ thống keo phức tạp - kích thước, hình dạng cũng như bản chất của các hạt keo đất quyết định khả năng thẩm ướt, khả năng hấp phụ của đất.

Trong công nghiệp, hoá keo được sử dụng rất nhiều:

- Kỹ nghệ đồ gốm sử dụng nguyên liệu đất sét, cao lành là một loại huyền phù các Aluminosilicat hidrat hoá.

- Các ngành sản xuất giấy, nhuộm, thuộc da. - Ngành cao su tổng hợp và chất dẻo

- Ngành bào chế thuốc - Ngành chế biến thức ăn

I. Phân loại

1. Phân loại theo trạng thái tập hợp

1.1. Nếu môi trường phân tán là khí, còn các chất phân tán có thể là rắn, lỏng, khí, người ta gọi đó là AEROSOL.

Ví dụ: hệ bụi (R/K), hệ sương mù (L/K), hệ khói (K/K)

1.2. Nếu môi trường phân tán là lỏng, còn chất tan là rắn, lỏng, khí, người ta gọi đó là LYOSOL.

Ví dụ: dung dịch bùn (R/L), C6H6 trong nước (L/L), khí trong nước (K/L).

1.3. Nếu môi trường phân tán là rắn, chất phân tán là rắn, lỏng, khí, người ta gọi đó là XEROSOL.

Ví dụ: Bọt khí trong thủy tinh (K/R), thuỷ ngân trong phosphor (L/R), hợp kim (R/R).

2. Phân loại dựa trên sự tương tác giữa các chất phân tán và môi trường phân tán

2.1. Nếu giữa hạt phân tán và môi trường phân tán có sự tương tác, hệ keo được gọi là hệ keo ưa lưu, khi làm đông tụ thu được một khối đặc gọi là gel.

Ví dụ: Keo protit

2.2. Nếu giữa hạt phân tán và các phân tử dung môi không có sự tương tác, người ta gọi đó là hệ keo ghét lưu

Ví dụ: hệ keo vô cơ

2.3. Nếu một hệ phân tán, trong điều kiện này là hệ phân tán thật, trong điều kiện khác lại là hệ phân tán keo, người ta gọi đó là hệ bán keo.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành phân tích định lượng (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)