Các giải pháp hoàn thiện, khắc phục những tồn tại trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng thể phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và những vấn đề cần phải hoàn thiện (Trang 37 - 41)

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến từ Covid

2.2. Các giải pháp hoàn thiện, khắc phục những tồn tại trên TTCK Việt Nam

Về giải pháp dài hạn: Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc. Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường, mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức.

Về giải pháp trước mắt: Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa

các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Về giải pháp kinh tế vĩ mô:

- Kiểm soát lạm phát (CPI), đây là một trong những điều kiện và tiền đề rất quan trọng để thị trường chứng khoán Việt nam phát triển lành mạnh, hiệu quả và ổn định.

- Quan tâm phát triển theo hướng tăng cung hàng hóa cho thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng loại; phát triển các thị trường giao dịch trái phiếu; triển khai thực hiện thị

- Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, hài hòa giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo sự an ninh tài chính.

Những giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách:

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và có những biện pháp hạn chế những mặt trái của các đối tượng trên thị trường chứng khoán; tăng cường công bố thông tin trên thị

trường chứng khoán, nâng cao tính minh bạch của thị trường. Mặt khác, tăng cường

các công tác thanh tra, kiểm tra sẽ có thể kiểm soát, hạn chế trường hợp các công ty được niêm yết trên sàn với giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực, dẫn tới một thời gian dài sau đó, thị giá biến động không tương quan với kết quả kinh doanh gây ra hiện tượng “Giá nhiều cổ phiếu không biến động tương quan với kết quả kinh doanh”.

- Nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp nhân viên hành nghề kinh doanh

chứng khoán thông qua việc chuẩn hóa các chương trình đào tạo.

- Xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán, nhất là các vụ việc liên quan đến các hành vi có dấu hiệu tội phạm.

Khắc phục tính thanh khoản còn hạn chế: Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng hay các nhà đầu tư nên xem xét đến khả năng bán lại để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Đây là cách để tránh rủi ro chứng khoán, phòng ngừa khả năng không bán lại được, hoặc bị mất giá khi bán. Như vậy, để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư nên tìm cách phân bổ nguồn vốn phù hợp.

Thu hút nhà đầu tư

- Công bố các thông tin về các tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán để từ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được niềm tin, sự uy tín của mình, thu hút các nhà đầu tư.

- Các doanh nghiệp cần phải tăng khả năng sinh lợi, tăng cường năng lực tài chính, giảm rủi ro trong kinh doanh, tăng cường khả năng thanh khoản khi đó sẽ tăng giá trị của doanh nghiệp giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng xem xét để đầu tư vào doanh nghiệp hơn.

Khắc phục cơ sở hạ tầng của TTCK VN: Nghiên cứu việc tái cấu trúc các Sở Giao dịch Chứng khoán và phát triển, phân định các khu vực thị trường. Cùng với đó, chỉ đạo và phối hợp với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam hoàn thiện mô hình đối tác bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng để thực hiện thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán khác; hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.

Giải pháp cho TTCK trước tình hình Covid-19 hiện nay:

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của toàn thế giới, TTCK cũng theo đó có những diễn biến tiêu cực. Vì vậy, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cục Quản lý giá, UBCKNN và các đơn vị thuộc Bộ đề xuất các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư:Ngày 17/3/2020, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp giữa các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án giảm giá và xây dựng dự thảo Thông tư. Và chỉ một ngày sau, Cục Quản lý giá đã trình lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 sửa đổi Thông tư số 127/2018/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Giảm giá dịch vụ

+ Nhóm dịch vụ giảm 10% tập trung vào các dịch vụ liên quan đến giao dịch và

lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư (dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán). Đây là các dịch vụ tác động đến toàn bộ thị trường, mặc dù theo đánh giá thì mức giá của các dịch vụ này hiện đang phù hợp, thậm chí là thấp cho với các mức thu tại các thị trường trong khu vực, đồng thời cũng là mức giá đã được điều chỉnh giảm khi ban hành Thông tư 127.

+ Nhóm dịch vụ giảm từ 15% - 20% tập trung vào nhóm dịch vụ cung cấp trên TTCK phái sinh (dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ); mặc dù các mức giá này cũng mới đưa vào áp dụng từ 15/2/2019 sau thời gian đầu triển khai TTCK phái sinh chưa thu

Việc hỗ trợ giá dịch vụ cho TTCK phái sinh cũng khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ các sản phẩm trên thị trường này với mục đích hỗ trợ phòng ngừa rủi ro khi thị trường cơ sở có biến động giảm.

 Việc thực hiện điều chỉnh giảm giá một số dịch vụ chứng khoán là hành động hỗ trợ TTCK trong nước.

- Nhà đầu tư nên xây dựng mục tiêu dài hạn

Với dự báo tăng trưởng kinh tế giảm và tác động tiêu cực từ dịch bệnh chưa thể tính toán đầy đủ. Thậm chí, điều này có thể ảnh hưởng đến thị trường trong cả nửa cuối năm, nếu như không có những diễn biến mới giúp thay đổi cục diện kinh tế và TTCK. Vậy nên, để giảm thiểu rủi ro khi mua vào lúc này, điều các NĐT nên làm là xây dựng cho mình một mục tiêu dài hạn.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, cùng với nhiều biến động. Song phải khẳng định, những thành tựu, đóng góp của thị trường cho nền kinh tế đất nước là hết sức to lớn, đáng tự hào, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy mô và chất lượng hàng hóa không ngừng

tăng trưởng, phương thức giao dịch ngày càng hiện đại, sự minh bạch thông tin và các hình thức quản trị công ty niêm yết trên thị trường thì ngày càng được nâng cao…

Tuy nhiên, nếu so với TTCK các nước trên thế giới thì TTCK Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập, vẫn còn những tồn tại cần phải được hoàn thiện và khắc phục. Thị trường chứng khoán có phát triển bền vững thì mới phát huy kênh dẫn vốn trung và dài hạn để thay thế dần cho đầu tư công giảm áp lực cho tín dụng ngân hàng và rủi ro hệ thống của các ngân hàng. Do vậy, để TTCK phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc dân trước mắt cần phải giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, bằng các giải pháp, công cụ hữu hiệu, tập trung đẩy mạnh thị trường vốn, nguồn cung vốn, công tác kiểm soát lạm phát, thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp hiện nay, đã gây ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới. Vì vậy, TTCK Việt Nam cần phải nhanh chóng đưa ra các phương án ứng phó kịp thời, giúp giữ vững và ổn định nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu Tổng thể phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và những vấn đề cần phải hoàn thiện (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w