Giải pháp về lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng số 8 thăng long 45 (Trang 36 - 38)

II. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 8 Thăng long

3. Giải pháp về lao động

Lao động là nhân tố có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động phải được xem là nội dung không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.1. Phát triển và nâng cao chất lương lao động

Thực tế cho thấy, chất lượng đội ngũ lao động của Công ty chưa phải là đã cao, số lao động phổ thông là 119 lao động chiếm 19,13% tổng số lao động, các chuyên gia có kinh nghiệm nhất chủ yếu được đào tạo trước những năm 90 theo các quy trình cũ. Số kỹ sư, chuyên gia mới ra trường tuy được đào tạo chính quy nhưng chưa có thực tiễn, đồng thời việc đào tạo kiến thức của nhà trường chưa theo kịp với thực tế của quá trình cạnh tranh gay gắt. Vì vậy cần phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động củ a Công ty.

Để có được một đội ngũ lao động lành nghề có kiến thức, có kinh nghiệm, ham học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong công việc thì Công ty phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ,đưa ra những ý kiến đóng góp, kích thích tinh thần sáng tạo và tinh thần tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm làm cho người lao động thoả mãn gắn bó với doanh nghiệp, thực hiện quyền làm chủ của người lao động.

Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ quản trị, cán bộ làm công tác đấu thầu và cán bộ điều hành dự án cần phải trang bị và trang bị lại những kiến thức kinh doanh hiện đại, tạo điều kiện cho các cán bộ này tham gia vào các khoá đào tạo bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển . Việc có được kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như vốn, nhân sự, công nghệ,...cũng như làm chủ được các yếu tố bên ngoài như thị trường, hạn chế những lãng phí, tổn thất do không hiểu biết gây ra.

3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lao động

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp nói chung cũng như nâng cao hiệu quả quản lý lao động nói riêng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, về công tác quản lý lao động, Công ty phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người.

Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra trình độ tay nghề. Khi giao việc cần phải xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm. Khi tuyển chọn lao động cần phải thận trọng do nhu cầu sản xuất của Công ty không ổn định nhằm tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, số lượng và chất lượng lao động phù hợp với nhu cầu về lao động, đáp ứng sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm để tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của Công ty. Yêu cầu người được tuyển chọn phải là người có trình độ chuyên môn cần thiết, có sức khoẻ, có thể làm việc đạt năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, với Công ty.

Bên cạnh việc xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu, Công ty cón cần phải xác định định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp, bậc thợ, vừa có căn cứ kỹ thuật, vừa phù hợp với những điều kiện lao động cụ thể của Công ty.

3.3. Tạo động lực cho người lao động

Trên cơ sở định mức lao động, Công ty có thể thấy từng lao động có hiệu quả hay không để có được hình thức khuyến khích những lao động hoàn thành và vượt định mức, hạn chế những lao động không đạt định mức nhằm nâng cao năng suất lao động.

Chính vì vậy, việc tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động sẽ kích thích cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Cần phân phối lợi nhuận thoả đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt, cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những nhân viên giỏi, có trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, sáng kiến trong công việc,... khi đó sẽ tạo ra được một tinh thần làm việc tích cực và có trách nhiệm trong Công ty.

Cần phải thiết lập một hệ thống thông tin nội bộ trong Công ty nhằm thu thập những ý kiến đóng góp, phê bình của người lao động, để qua đó, ban lãnh đạo Công ty có thể thấy dược những mâu thuẫn phát sinh và sẽ có những biện pháp giải quyết kịp thời, tránh tình trạng xảy ra những việc không có lợi cho Công ty.

Việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có một tập thể đội ngũ những người lao động đoàn kết, có năng lực, nhiệt tình và có tinh thần trách nhịêm cao trong công việc, qua đó mới thực hiện được các giải pháp khác thành công.

Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy, việc thực hiện giải pháp này không phải là dễ dàng, trước hết đòi hỏi các cán bộ quản lý, lãnh đạo và điều hành sản xuất của Công ty phải có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực thì mới có thể xây dựng một tập thể đoàn kết, làm việc có hiệu quả nhằm hoàn thành các mục tiêu chiến lược của Công ty và giúp phát triển một cách vững trắc và ổn định.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng số 8 thăng long 45 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w