T=ptt sin(α+β)=p1 sin(α+β)
1.2.2.8 thị mài mòn chốt khuỷu
Đồ thị mài mòn chốt khuỷu biểu diễn trạng thái mài mòn lý thuyết của chốt khuỷu từ đó xác định miền phụ tải bé nhất để khoan lỗ dầu bô trơn chốt khuỷu.
Sở dĩ gọi là mài mòn lý thuyết vì khi ta vẽ ta dùng giả thiết sau đây:
Phụ tải tác dụng trên chốt khuỷu là phụ tải ổn định ứng với công suất Ne và tốc đô ̣ nđm.
Lực tác dụng có ảnh hưởng đều trong miền 120o.
Đô ̣ mòn tỷ lê ̣ thuâ ̣n với phụ tải.
Không xét đến công nghê ̣ lắp ghép, vâ ̣t liê ̣u. Ta tiến hành vẽ đồ thị mài mòn chốt khuỷu như sau:
Chia vòng tròn tượng trưng mă ̣t chốt khuỷu thành 24 phần đánh số thứ tự từ 0, 1, 2, 3,... 23. Bắt đầu từ giao điểm của mép dưới vòng tròn với trục +Z theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Các các tuyến 0, 1, 2, 3,... 23 xuất phát từ điểm chia đến tâm O kéo dài lần lượt cắt đồ thị phụ tải trên chốt khuỷu tại các điểm. Cô ̣ng các giá trị các đoạn đó lại ta được giá trị biểu diễn ∑’Q0, ∑’Q1, ∑’Q2, ∑’Q3,... ∑’Q23.
Dùng tỷ lê ̣ xích μ’Q = μTZ = 0,03 [MN/m2.mm] để tìm ra giá trị thực của ∑Qi.
Từ đó ta dùng tỷ lê ̣ xích μm = 2,7 [MN/m2.mm] để tìm giá trị biểu diễn mới của ∑Qi trên hê ̣ tọa đô ̣ mới.
Vẽ mô ̣t vòng tròn tâm O bán kính R = 60 [mm] chia vòng tròn theo như trên. Tiến hành xác định các điểm biểu diễn Qi trên vòng trong đó, tính từ ngoài vào trong.
Nối các điểm vừa xác định bằng đường cong trơn ta có được đồ thị mài mòn trên chốt khuỷu.
Ý nghĩa đồ thị mài mòn chốt khuỷu: biểu diễn trạng thái chịu lực của chốt khuỷu trong một chu trình công tác của động cơ. Phản ánh được dạng mài mòn lý thuyết của chốt khuỷu. Xác định vùng chịu tải bé nhất để khoan lỗ dầu bôi trơn