Thực trạng về quản lý

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ DỰA VÀO NGƯỜI DÂN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI (Trang 25 - 28)

2.1.1.1. Đối với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai

Mặc dù trước đây cán bộ KBT hầu hết đều đã được đào tạo cơ bản về Lâm nghiệp và nghiệp vụ Kiểm lâm. Nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều những kiến thức về khoa học và quản lý cần thiết cho công tác quản lý để bảo tồn đa dạng sinh học. Năng lực hiện của cán bộ KBT chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công tác quản lý để bảo tồn trong giai đọan hiện nay, các kỹ năng thực thi pháp luật, vận động, truyền thông cho cộng đồng còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện sự yếu kém và hạn chế về nguồn nhân lực để quản lý của KBT.

Hiện tại Khu Bảo tồn có 3 tổ cơ động Kiểm lâm, 2 trạm di tích, 2 trạm cửa rừng, 12 trạm Kiểm lâm cố định tại các địa điểm, khu vực nhạy cảm, các điểm đông dân cư và có thể xảy ra tình trạng khai thác trái phép. Việc ngăn chặn, kiểm soát các hành vi vi phạm lâm luật đã được ngăn chặn tương đối. Tuy vậy tình trạng săn bắt động vật, khai thác LSNG lén lút vẫn còn xảy ra thường xuyên. Hầu như ngày nào các anh kiểm lâm cũng bắt gặp người dân vào rừng khai thác trái phép LSNG. Đối với những vi phạm nghiêm trọng thì tịch thu tang vật và xử lý hành chính, các vị phạm tương đối không nghiêm trọng thì chỉ nhắc nhở cảnh cáo.

Do điều kiện lịch sử để lại, khi KBT được thành lập các cụm dân cư sinh sống trong ranh giới KBT và giáp ranh KBT. Hiện tại trong phạm vi của KBT còn 16 cụm dân cư sinh sống. Cho nên các hoạt động sản xuất của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý để bảo tồn tài nguyên ĐDSH của KBT. Với kiểu phân bố dân cư rải rác, làm cho công tác quản lý của KBT gặp rất nhiều khó khăn. Với những khó khăn về công tác quản lý địa bàn, cũng như sự yếu kém về nhân lực đã để lại một số hậu quả cho KBT như sau:

Bảng 1. Nhóm đối tượng vi phạm về LSNG tại xã Phú lý trong 03 tháng cuối năm 2014 Vị trí Hành vi vi phạm Tang vật Hình thức xử lý Ấp 2 Vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã 01 xe honda, 15 con Càng tôm, 02 con Rắn, 02 con Trăn, 01 bình ắc quy

- Phạt tiền

- Xe honda trả lại đương sự - Bình ắc quy giữ tại pháp chế

Săn bắt động vật rừng 02 con chim Cu xanh (mồi),03 con chim Cu đất (mồi), 01 xe Honda

- Phạt tiền

- Xe honda trả lại đương sự - 05 con chim Cu thả lại rừng. Vận chuyển lâm sản

trái phép

01 xe moto, Chim chích chèo than 09 con, Chim chích chèo lửa 06 con

- Phạt tiền

Vận chuyển lâm sản

trái phép Chim chích chèo lửa 15 con - Phạt tiền Vận chuyển lâm sản

trái phép

15 kg hạt Ươi xanh, 01 xe Honda

- Phạt tiền

- Tiêu hủy tang vật, trả xe lại cho đương sự.

Vận chuyển lâm sản

trái phép 04 con rắn, 01 xe Honda

-Phạt tiền - Trả xe lại đương sự. - Thả rắn về rừng. Vận chuyển lâm sản trái phép. 03 con rắn Hổ chúa, 03 rắn hổ mang, 02 con rắn Ráo trâu, 02 con Cầy vòi hương

- Khởi tố hình sự

- Thả tang vật lại tự nhiên

Săn bẵn động vật hoang dã trái phép

01 xe Honda

01 súng Klíp, 07 viên đạn, 01 bình ắc quy

01 cầy hương, 01 Cheo cheo

- Phạy tiền.

- Tịch thu súng, bình ắc quy, đạn

- Tiêu huỷ Cheo và cầy hương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- trả xe lại đương sự Vi phạm các quy định

quản lý bảo vệ động vật rừng

01 xe Honda, 01 con heo rừng (17kg), 01 con dúi

- Phạt tiền.

- Thả động vật về rừng tự nhiên

- Xe giữ tại tổ cơ động 3 Phá rừng làm nương

rẫy 480m2 rừng đặc dụng - Phạt tiền.

Săn bắt động vật hoang dã trái phép

01 con Chồn (1,2kg), 01 xe Honda, 117 sợi bẫy, 02 dao, 02 kìm

- Phạt tiền.

- Thả chồn lại rừng - Tịch thu 117 sợi bẫy, 02 dao, 02 kìm. - Trả xe lại đương sự Săn bắt động vật hoang dã trái phép 05 con Kỳ đà - Phạt tiền. - Thả 05 con Kỳ đà về rừng tự nhiên.

Ấp 3

Vi phạm các quy định bảo vệ động vật hoang dã

04 con Cheo cheo, 01 con Chồn, 01 xe Honda

- Phạt tiền.

- 04 con Cheo cheo, 01 con Chồn thả lại rừng,

- Xe trả lại cho đương sự. Vận chuyển lâm sản trái phép 3 kg thịt heo rừng, 01 xe Honda - Phạt tiền. - Tiêu hủy thịt rừng -Trả xe lại đương sự Ấp 4

Khai thác lâm sản trái phép

Gõ mật: 13,81 m3 , 02 cái cưa líu, 05 cái dủa, 02 cái búa

- Khởi tố hình sự

- Giao tang vật cho Công an huyện

- Gỗ giữ tại rừng. Khai thác lâm sản trái

phép

01 con dao chặt mây và 45 sợi mây

- phạt tiền 302.000.

- 45 sợi mây và dao Trạm KL Bàu Điền giữ.

Vận chuyển lâm sản trái phép

0,076m3 gỗ gõ mật lục, 01 xe Honda cup 78

- Phạt tiền.

- Tang vật tổ cơ động 1 giữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý Lịch 1

Vận chuyển lâm sản

trái phép 02 con Dúi, 01 xe Honda

- Phạt tiền. - Trả xe lại đương sự. - Tiếu hủy Vận chuyển lâm sản trái phép 0,857 m3 Gõ mật lục 0, 569 m3 gỗ Teck 01 xe ôtô - Phạt Tiền. - Tịch thu gỗ - Trả xe lại đương sự Ấp Bình Chánh Săn bắt động vật hoang

dã trái phép 01 con gà rừng;01 xe Honda

- Phạt Tiền. - Thả gà rừng về rừng tự nhiên - Trả xe lại đương sự. Ấp Cây Cầy

Săn bắt động vật rừng 06 sợi bẫy, 01 dao, 01 xe gắn máy

- Phạt tiền.

- Tịch thu 036 sợi bẫy, 01 dao - Trả xe lại đương sự.

2.1.1.2 Đối với người dân

Đối với TNR, cộng đồng địa phương không có ý kiến trong quá trình đưa ra quyết định quản lý, mà chỉ đóng góp một số ý kiến trong các cuộc thảo luận liên quan đến quản lý. Cộng đồng địa phương đóng góp ý kiến trực tiếp đối với một số quyết định liên quan đến quản lý. Có sự trao đổi công khai và tin tưởng giữa các bên liên quan ở địa phương và những nhà quản lý KBT, có các chương trình cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương trong khi bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình người dân địa phương được tham gia như: chương trình 327, dự án 661 và chương trình giao rừng tự nhiên cho đồng bào dân tộc ch’ro quản lý bảo vệ. Những hộ dân được nhận rừng thuộc các chương trình

trên có nghĩa vụ là bảo vệ và phát triển phần diện tích rừng được nhận và có quyền thu hoạch toàn bộ những LSNG trong khu vực rừng của mình được nhận: củi từ cánh nhanh, vật rụng; có thể trồng và thu các loài tre và cây nông nghiệp.

Các cuộc họp tại cộng đồng đã trao đổi công khai, cởi mở. Cộng đồng là người xác định và xếp hạng các ưu tiên các hoạt động nhằm cải thiện đời sống cộng đồng và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên. Hiện tại, KBT thường xuyên quan hệ, trao đổi với chính quyền xã và người dân địa phương. Kế hoạch quản lý đã được tiến hành với sự tham gia góp ý kiến của cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương đóng góp ý kiến trực tiếp đối với một số quyết định liên quan đến quản lý như: Quy chế quản lý KBT, phân định ranh giới và cắm mốc, quy chế quản lý săn bắt, khai thác... Trao đổi nhanh và thường xuyên các thông tin về quản lý bảo vệ với chính quyền địa phương cấp xã. Hạt Kiểm lâm là đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc trao đổi thông tin và phối kết hợp này.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ DỰA VÀO NGƯỜI DÂN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI (Trang 25 - 28)