) (d quan hệ với Parabol y = mx2 ( m 0≠
2. Đánh giá kết quả thu được 1 Tính mới, tính sáng tạo.
2.1. Tính mới, tính sáng tạo.
Bài tập toán học rất đa dạng và phong phú. Việc giải bài toán là một yêu cầu rất quan trọng đối với học sinh. Nhiệm vụ của giáo viên phải làm cho học sinh nhận dạng, hiểu được bài toán, từ đó nghiên cứu ra cách giải.
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã đề ra các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các bài toán bậc hai có liên quan đến hệ thức Vi-ét, tìm phương pháp truyền đạt, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức để các em biết cách tìm kiếm nâng cao kiến thức cho mình.
- Đề xuất thêm thời gian hợp lý để tổ chức hướng dẫn học sinh biết ứng dụng hệ thức Vi-ét vào các bài tập bậc hai sao cho hợp lý.
2.2. Khả năng áp dụng và mang lợi ích thiết thực của sáng kiến:a) Khả năng áp dụng, nhân rộng: a) Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Sau khi có kết quả điều tra về chất lượng học tập bộ môn toán của học sinh và tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Tôi đã đưa ra một vài biện pháp và áp dụng các biện pháp đó vào trong quá trình giảng dạy, thấy rằng học sinh có những tiến bộ và tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, kết quả học tập của các em có phần khả quan hơn. Thể hiện ở điểm kiểm tra lần 1 và lần 2 số bài khá giỏi đã tăng lên đáng kể. Như vậy qua quá trình hướng dẫn cho học sinh thì số học sinh giải được dạng toán này đã tăng lên rõ rệt. Từ đó chất lượng dạy và học môn đại số nói riêng và môn toán nói chung trong nhà trường Phổ Thông DTNT THCS đã được nâng lên. Thấy cách làm của mình mang lại hiệu quả bản thân tôi đã trao đổi lại với đồng nghiệp cùng dạy môn toán qua các giờ giảng theo chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn và được đồng nghiệp góp ý, ủng hộ, cùng nhau thực hiện.
* Kết quả phiếu thăm dò:
a) Đối với các giáo viên đã nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Phương
pháp giải các dạng toán vận dụng hệ thức Vi-ét trong chương trình toán 9”
(Tổng số giáo viên thực hiện khảo sát: 20)
Số năm công tác Dưới 10 năm Từ 10 năm đến 20 năm Trên 20 năm
4 11 5
Nội dung Số lượng ý kiến
Hoàn toàn Không đồng Trung lập Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý ý đồng ý 1. Hệ thống lí thuyết được trình
bày trong sáng kiến chính xác và đầy đủ để giải quyết các bài toán vận dụng hệ thức Vi-ét.
6 14
2. Hệ thống bài tập đa dạng và
được sắp xếp khoa học, hợp lí. 2 18
3. Sáng kiến tổng hợp nhiều kĩ
thuật giải. đem lại hiệu quả cao. 3 17
4. Các dạng bài tập trong sáng kiến khắc sâu được phương pháp, chính xác, dễ hiểu.
2 3 15
5. Sáng kiến là tài liệu tham khảo
bổ ích cho giáo viên. 2 18
6. Sáng kiến là tài liệu tự học hiệu
quả cho học sinh. 1 4 15
7. Sáng kiến là tài liệu dạy học phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
1 3 16
8. Các tài liệu khác cùng chủ đề với sáng kiến mà thầy cô đã đọc chưa có tính hệ thống cao.
1 2 12 5
9. Tổng số 0 1 6 35 118
b) Đối với các giáo viên đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Phương
pháp giải các dạng toán vận dụng hệ thức Vi-ét trong chương trình toán 9”
(Tổng số giáo viên thực hiện khảo sát: 06)
Số năm công tác Dưới 10 năm Từ 10 năm đến 20 năm Trên 20 năm
3 3
Nội dung Số lượng lựa
chọn
1. Học sinh hứng thú, tích cực và chủ động học tập. 2 2. Học sinh rèn luyện được kĩ năng phân tích, biết định
3. Học sinh biết qui lạ về quen. 4 4. Đa số các dạng bài tập trong sáng kiến đều có phương
pháp giải khác nhau. 6
5. Học sinh có sự sáng tạo trong việc tìm các cách giải
khác nhau. 5
6. Học sinh có sự liên hệ đến thực tiễn. 4
7. Chỉ có học sinh giỏi hứng thú học tập. 3
Kết quả kiểm tra cho thấy “Phương pháp giải các dạng toán vận dụng
hệ thức Vi-ét trong chương trình toán 9” đã có tác động hiệu quả đến quá trình học tập của học sinh. Sáng kiến hoàn toàn có thể áp dụng, nhân rộng khả thi trên phạm vi toàn huyện cho đối tượng học sinh tại các trường THCS tham gia thi vào THPT.
b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực. - Hiệu quả kinh tế.
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự góp ý của các đồng chí giáo viên trong tổ, tôi đã xây dựng và áp dụng chuyên đề này để giảng dạy trong môn đại số 9, chuyên đề này cũng mang lại giá trị kinh tế đáng kể, nhưng tôi chưa tính ra giá trị kinh tế cụ thể ngay được vì sản phẩm của quá trình này là phẩm chất, năng lực của học sinh chứ không là vật chất cụ thể.
Trong năm học 2020 - 2021 tôi đã áp dụng sáng kiến trên ở lớp 9 - trường Phổ Thông DTNT THCS huyện với đối tượng là học sinh đại trà. Sau khi thực hiện đề tài tôi đã nhận thấy đề tài tác động đến học sinh với kết quả cụ thể như sau:
Kết quả đối chứng trước và sau khi thực hiện đề tài:
Đánh giá việc Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh vận dụng hệ thức Vi-ét vào giải phương trình bậc hai thông qua bài kiểm tra viết với thời gian làm bài 45 phút đối với học sinh lớp thực nghiệm (áp dụng SKKN) và lớp đối chứng (không áp dụng SKKN) theo đối tượng học sinh lớp đại trà (Phụ lục 1).
Kết quả kiểm tra
Học sinh ĐiểmLớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 Tổng số bài Khối 9 Đối chứng 0 0 0 4 5 11 7 5 2 1 0 35 Thực nghiệm 0 0 0 1 2 3 5 10 5 4 3 33
Tỉ lệ: Học sinh Điể m Lớp Yếu Trung bình Khá Giỏi Tổng số bài SL % SL % SL % S L % Khối 9 Đối chứng 9 25,7 18 51,4 7 20 1 2,9 35 Thực nghiệm 3 9,1 8 24,2 15 45,5 7 21,2 33 Bài toán vận dụng hệ thức Vi-ét là bài ở mức độ khó, có mặt trong đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trong năm học 2020 - 2021. Bản thân tác giả đã áp dụng sáng kiến trong việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi phần chuyên đề “Hệ thức Vi-ét”. Khi thi, học sinh đã làm được bài toán vận dụng hệ thức Vi-ét trong đề. Kết quả thi học sinh giỏi:
*) Cấp huyện:
+) Năm học 2019 – 2020: 01 giải khuyến khích. +) Năm học 2020 – 2021: 02 giải khuyến khích *) Cấp tỉnh:
Năm học 2020 – 2021: có 2 em học sinh tham gia thi cấp tỉnh nhưng chưa có kết quả
Từ những kết quả thu được, chứng tỏ giả thuyết khoa học là chấp nhận được, hệ thống các ví dụ và bài tập tương tự nhằm rèn luyện một số kĩ thuật và phương pháp vận dụng hệ thức Vi-ét vào giải toán cho học sinh THCS có tính khả thi và hiệu quả. Mục đích nghiên cứu được hoàn thành. Sáng kiến có thể dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên Toán trong quá trình giảng dạy và học sinh THCS trong quá trình học tập.