Kiến nghị về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Một phần của tài liệu DI TÍCH ĐỀN LÊ QUẢNG CHÍ, LÊ QUẢNG Ý Ở HÀ TĨNH (Trang 34 - 40)

18: Học sinh trường Tiểu học Kỳ Phương tại buổi trải nghiệm

2.2.2. Kiến nghị về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích

trị di tích

Làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trong giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước là băn khoăn, trăn trở của các nhà khoa học, cán bộ làm công tác văn hóa.

Để cho di tích đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý được bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử và giữ nguyên được giá trị nhân văn của nó thì trước hết phải khắc phục những bất cập, yếu kém mà ban quản lý di tích đang gặp phải. Đồng thời tiến hành một số công việc trọng tâm để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.

Đó là, cần có những quy định cụ thể về công tác bảo tồn di tích, xây dựng bảo tồn di tích đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý đưa vào trong quy hoạch tổng thể của hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện, tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch bảo tồn đó được xây dựng trên cơ sở quy hoạch về phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt phải gắn chặt với quy hoạch phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Để làm được quy hoạch đó, phường Kỳ Phương cần điều tra, khảo sát lại hiện trạng, đánh giá đúng ý nghĩa lịch sử và thực trạng của di tích để biết được thứ tự ưu tiên trong chương trình xây dựng quy hoạch, bảo tồn di tích của tỉnh.

Cần có phương án bảo vệ, đặc biệt là các hiện vật còn lưu giữ tại di tích, đồng thời tiếp tục sưu tầm các tư liệu hiện vật có liên quan đến di tích để góp phần thêm vào việc đánh giá công lao của hai vị tiến sĩ, đóng góp của di tích và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Đối với quá trình trùng tu, tôn tạo thì trước hết là xây dựng và huy động nguồn lực. Bên cạnh chương trình mục tiêu quốc gia phải vận động tốt các nguồn lực đặc biệt là nguồn xã hội hóa để bảo tồn di tích, vì hiện nay nguồn động chủ yếu để xây dựng di tích đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý là từ chương trình mục tiêu quốc gia và của nhân dân trong xã, trong dòng họ, số vốn này còn rất ít ỏi.

Việc trùng tu phải được sự chỉ đạo về chuyên môn, khoa học của các cơ quan chức năng mà cụ thể là ban quản lý di tích để tránh trường hợp trùng tu sai lệch, làm biến dạng, mất giá trị di tích. Đảm bảo nguyên trạng những yếu tố gốc

của di tích, hạn chế tối đa việc thay thế. Để thực hiện được điều đó chính quyền địa phương cần có chính sách đài thọ đào tạo lực lượng đảm bảo về chất lượng, có tâm huyết với lịch sử văn hóa dân tộc cho địa phương, ở đây trước hết là cho phường Kỳ Phương, sau là cho huyện và tỉnh nhà. Đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những người làm công tác bảo tồn.

Ngoài ra, cần tăng cường và đổi mới công tác quản lý. Để bảo tồn và thực sự phát huy được giá trị, ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý phải thực hiện đồng bộ liên quan đến hoạt động quản lý di tích như: nghiên cứu lịch sử, tuyên truyền quảng bá, thuyết minh, hướng dẫn về di tích...

Tăng cường và đổi mới quản lý phối hợp giữa công tác quản lý, tu bổ và khai thác di tích của ngành văn hóa thông tin và du lịch, và chính quyền địa phương, xây dựng quy định cụ thể về chế độ thu vé và quản lý các nguồn thu từ di tích. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý thực chất là làm giàu thêm cho di tích để di tích luôn sống, tự biết nói lên những thông điệp của quá khứ gửi đến hiện tại và tương lai. Đánh thức được tiềm năng và lợi thế của di tích đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý trong hệ thống di tích trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, khai thác tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát huy giá trị di tích và phát triển du lịch. Thực tế thì di tích đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý chưa có được điều này. Song nếu làm được và làm tốt thì một phần nguồn thu từ hoạt động khai thác du lịch của di tích sẽ góp phần quan trọng trong việc trùng tu, tôn tạo di tích.

Một vấn đề đáng chú tâm của những người làm công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đền nói riêng và những di tích khác nói chung đó là nhân tố con người. Con người là một nhân tố quan trọng và quyết định đối với việc bảo tồn di tích. Các di tích tồn tại với người dân, bên cạnh người dân, nếu như bản thân họ không có ý thức bảo vệ thì dù cơ quan quản lý làm tốt công việc của mình đi chăng nữa thì nó cũng nằm trong sự an toàn tuyệt đối được. Do đó, cần phải mở rộng tuyên truyền giáo dục, ý thức tôn trọng bảo vệ di tích trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tiến tới quần chúng hóa, xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích, đưa người dân tham gia vào công tác bảo tồn.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ, cần phải có sự tổ chức hợp tác chặt chẽ của các cơ quan khoa học Trung ương và địa phương tạo sự thống nhất trong hoạt động và chỉ đạo với sự phối hợp liên ngành giữa các sở ban ngành chức năng như: Sở văn hóa thông tin, Sở du lịch, Giao thông vận tải, Công ty môi trường, Công trình đô thị...để tạo ra sự bảo vệ hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa giá trị của di tích phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Mong rằng, trong thời gian tới di tích đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý sẽ được cấp trên quan tâm hơn nữa để giá trị lịch sử, văn hóa của di dích được phát huy đúng giá trị.

KẾT LUẬN

Để biết được nguồn gốc con người cần phải tìm hiểu lịch sử - bởi lịch sử là những điều đã thuộc về quá khứ, là điều hiển nhiên. Hơn nữa, ngày nay để tiếp nhận tri thức lịch sử một cách trực quan là điều không thể, chúng ta chỉ có nghiên cứu, tìm hiểu thông qua những gì còn sót lại của quá khứ. Di tích lịch sử văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp cho chúng ta những hình ảnh, thông tin quan trọng để khám phá thế giới quá khứ. Thông qua đó biết được đời sống và các mối quan hệ của những con người trong quá khứ - chủ nhân của những di tích lịch sử văn hóa đó.

Nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý là một trong những hoạt động tìm hiểu về lịch sử quá khứ ấy. Đây không chỉ là một hoạt động giúp chúng ta hiểu được những gì ông cha ta đã làm được trong quá khứ, biết được những khó khăn, gian khổ của thời kỳ lịch sử ấy, biết được sự vươn lên, vượt nghèo khó để chứng minh trí tuệ tài mẫn của những vị tiền nhân Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý, mà còn thể hiện được tinh thần tìm về cội nguồn, tìm hiểu lịch sử cha ông. Qua đó thấy được truyền thống vượt khó, truyền thống yêu nước đặc biệt là truyền thống hiếu học trên mảnh đất nghèo Kỳ Phương nói riêng và mảnh đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói chung.

Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng ý tại Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh một lần nữa giúp chúng ta khẳng định nét đẹp trong truyền thống văn hóa

người Việt - đó là sự ghi nhớ công lao của những vị tiền bối có công, làm rạng danh quê hương với tinh thần uống nước nhớ nguồn, khôi phục lại một phần nhỏ quá khứ của dân tộc và địa phương. Đồng thời một lần nữa khắc sâu vào thế hệ trẻ trên đất Kỳ Phương một niềm tự hào về quê hương của mình, và từ đó noi gương theo hai vị tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam để vươn lên học tập tốt, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, của quê hương để góp sức mình vào xây dựng quê hương đất nước.

Bên cạnh đó, đối với ngày nay, di tích lịch sử văn hóa không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn có ý nghĩa đối với phát triển ngành kinh tế, du lịch ở địa phương. Đặc biệt là trong giai đoạn đất nước ta hội nhập và phát triển, xu thế hội nhập các nền văn hóa thế giới với phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan”. Hơn nữa, ngay trên mảnh đất Kỳ Phương, khu kinh tế Vũng Áng đang ngày càng phát triển và là một trong những khu kinh tế lớn của đất nước.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu di tích đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý nằm trên địa bàn Kỳ Phương không chỉ giúp cho những giá trị lịch sử văn hóa của di tích được phát huy mà còn góp phần vào phát triển kinh tế, du lịch cho địa phương khi người nước ngoài đến đây ngày càng đông, nhu cầu tìm hiểu lịch sử địa phương càng nhiều.

Nghiên cứu lịch sử không chỉ để đánh giá công trạng mà còn để phát huy giá trị của nó. Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý được tìm hiểu nghiên cứu kĩ lưỡng sẽ làm cho giá trị của nó được phát huy tăng lên. Do đó, chính quyền địa phương cùng ban quản lý, bảo tồn di tích đã có

những nỗ lực cố gắng trong công tác bảo tồn, tôn tạo, song vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Để làm tốt công tác này, cần nhanh chóng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và thực hiện những ý kiến kiến nghị một cách kịp thời, hiệu quả.

Một phần của tài liệu DI TÍCH ĐỀN LÊ QUẢNG CHÍ, LÊ QUẢNG Ý Ở HÀ TĨNH (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w