Định hướng sử dụng đất của địa phương đến 2025

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN SỬ DỤNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN đất ĐAI (Trang 25)

- Cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có vị trí đặc thù là vùng cực Nam Tổ quốc. Một vùng có nhiều ý nghĩa về chính trị, có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ quốc phòng, an ninh của quốc gia.

- Trung tâm kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia; trung tâm công nghiệp năng lượng; trung tâm chế biến và xuất khẩu thủy hải sản; trung tâm du lịch sinh thái rừng sinh quyển.

- Vùng phát triển cân bằng, toàn diện, có chất lượng cuộc sống cao. Vùng cảnh quan đặc trưng sông nước, rừng ngập mặn và cảnh quan biển.

- Hệ thống cho phép tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất, giá đất tại vị trí người dùng quan tâm chỉ với một vài thao tác đơn giản mà bất kỳ người nào cũng có thể thực hiện. Từ đó giúp người dân tỉnh Cà Mau, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Bên cạnh đó, việc minh bạch thông tin quy hoạch nhằm giảm bớt khiếu kiện, khiếu nại trong quá trình giao dịch bất động sản của người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát việc

quản lý, sử dụng đất ở từng địa phương. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cho phát triển thêm ứng dụng trên điện thoại để người dân ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể truy cập vào hệ thống”

- Cùng với đó, đất cho sản xuất, phát triển đô thị, quốc phòng, an ninh được phân bổ hợp lý hơn, an ninh lương thực được đảm bảo. Thị trường bất động sản cũng ngày càng mở rộng. Các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng. Phải có sự gắn kết chặt chẽ hơn công tác quy hoạch, kế hoạch với khai thác sử dụng đất, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc phân cấp, phân quyền được coi trọng, bước đầu khắc phục tình trạng lãng phí. Công tác cải cách thủ tục hành chính, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai được coi trọng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai.

- Tăng cường điều tra đánh giá về chất lượng, tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong quản lý đất đai, nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người sử dụng đất nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cà Mau

- Thị trường quyền sử dụng đất cần thực sự trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng và hiệu quả; kết nối, liên thông với thị trường các nhân tố sản xuất khác; phát triển minh bạch, ổn định; phát huy cao nhất nguồn lực đất đai cho phát triển. Đổi mới công tác quy hoạch; Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất; Đẩy mạnh chuyển đổi số; Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia thống nhất, hiện đại…

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận

- Cà Mau là tỉnh cực nam của đất nước, có địa hình thấp trũng, khí hậu cận xích đạo gió mùa, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm). Tài nguyên đất, rừng và biển khá phong phú. Hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc với nhiều cửa sông lớn tạo nguy cơ nước mặn tiến sâu vào trong nội đồng, đồng thời chịu ảnh hưởng khá rõ nét của biến đổi khí hậu đã làm cho đất tỉnh Cà Mau tiềm ẩn nguy cơ bị thoái hóa, nhất là ở các loại hình mặn hóa, phèn hóa, sạt lở, xói lở ven bờ.

- Kết quả điều tra thoái hóa đất tại địa bàn tỉnh Cà Mau cho thấy:

Trong tổng diện tích điều tra là 429.123 ha đã có 317.281 ha đất bị thoái hóa, chiếm 73,94%; trong đó chủ yếu là thoái hóa ở mức nặng với 186.168 ha, chiếm 43,38%; tiếp đến là thoái hóa ở mức nhẹ với 96.780 ha, chiếm 22,56% và thoái hóa ở mức trung bình với 34.333 ha, chiếm 8,00%.

- Trên địa bàn tỉnh xuất hiện 4 loại hình thoái hóa là đất bị suy giảm độ phì, đất bị mặn hóa, đất bị phèn hóa, đất bị khô hạn. Trong đó:

+ Diện tích đất bị suy giảm độ phì là 188.484 ha, chiếm 43,92% diện tích điều tra của tỉnh. Diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức nặng là 36.588 ha, diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức trung bình là 26.739 ha và diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức nhẹ là 125.157 ha.

+ Diện tích đất bị mặn hoá là 117.097 ha, chiếm 27,29% diện tích điều tra của tỉnh. Diện tích đất bị mặn hóa mức nặng là 99.739 ha, diện tích đất bị mặn hóa mức trung bình là 3.286 ha, diện tích đất bị mặn hóa mức nhẹ là 14.072 ha.

+ Diện tích đất bị phèn hóa là 150.068 ha, chiếm 34,97% diện tích điều tra của tỉnh. Diện tích đất bị phèn hóa mức nặng là 83.664 ha, diện tích đất bị phèn hóa mức trung bình là 35.078 ha, diện tích đất bị phèn hóa mức nhẹ là 31.326 ha.

+ Diện tích đất bị khô hạn là 244.985 ha, chiếm 57,09% diện tích điều tra của tỉnh, toàn bộ là diện tích đất bị khô hạn ở mức nhẹ.

- Các biện pháp, giải pháp khắc phục thoái hóa đất được đề xuất, bao gồm: tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; giải pháp về khoa học - công nghệ và khuyến nông, lâm, ngư; tăng cường công tác điều tra cơ bản về đất đai phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; quy hoạch hệ thống thủy lợi; cải tạo đất mặn và đất phèn, …

2. Kiến nghị

- Các Sở ban ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với đặc điểm từng tiểu vùng, từng khu vực đất đai, tránh làm gia tăng diện tích thoái hóa đất (chủ yếu là do đưa nước mặn vào sâu

trong nội đồng làm gia tăng nguy cơ đất bị mặn hóa, phèn hóa trên địa bàn các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tiểu vùng ngọt hóa của tỉnh).

- Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, cống ngăn mặn cho tiểu vùng giữ ngọt ổn định trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời, U Minh.

- Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất này cần tuân thủ theo Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan; kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt nhằm sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh.

Tài liê ̣u tham khảo

Theo nguồn tài liê ̣u về tình hình thực trạng thoái hóa/ô nhiễm hiê ̣n tại của Viê ̣t Nam (https://biowish.vn/dat-trong-bi-thoai-hoa-thuc-trang-nguyen-nhan- va-giai-phap/)

Theo nguồn tài liê ̣u về tình hình thực trạng thoái hóa/ô nhiễm ở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN SỬ DỤNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN đất ĐAI (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)