II. Công nghệ SDH thế hệ sau (NG-SDH):
a) Tiêu chuẩn ITU-T:
G.703 - cơ sở của tất cả các mạng viễn thông:
G.703, một tiêu chuẩn ITU-T phác thảo cách giao tiếp các mạch tốc độ cao kỹ thuật số, đã trở thành cơ sở của tất cả các mạng viễn thông. Ban đầu, các
25 kênh thoại được ghép với nhau bằng bộ ghép kênh phân chia theo tần số, phân bổ băng thông 3,4 kHz cho mỗi kênh thoại và âm báo giữa mỗi kênh của bộ dồn kênh đã giảm thiểu nhiễu xuyên âm hoặc nhiễu. Đây là hình thức ghép kênh tương tự đầu tiên, nhưng chất lượng của tín hiệu thoại không phải là tuyệt vời. Sau đó đến số hóa, với nó, 8 bit thoại của điện thoại được lấy mẫu với tốc độ 8000 lần một giây. Công thức của nó trông như thế này: 8 x 8000 = 64000 hoặc 64 kbps. Phương pháp số hóa này được gọi là điều chế mã xung (PCM)
Giao diện vật lý của G.703.
G.703 là một tiêu chuẩn cụ thể bao gồm các đặc tính vật lý và điện của giao diện E1 kỹ thuật số. Theo đó, dữ liệu có thể được truyền qua các cặp dây cân bằng (120-ohm) hoặc không cân bằng (kép 75-ohm); Đầu nối RJ-45 được sử dụng cho phiên bản cân bằng và một cặp đầu nối BNC được sử dụng cho giao diện không cân bằng. Cả hai đều hoạt động trong Lớp 1 (Lớp liên kết dữ liệu) của mô hình OSI bảy lớp.
Cũng có hai kiểu trình bày logic: không có cấu trúc và có cấu trúc. Dưới đây là cách chúng khác nhau:
o Untructured / Unframed / Clear Channel ™ G.703 cung cấp cho người dùng băng thông đầy đủ 2.048-Mbps khi chạy trên các đường E1 của Châu Âu hoặc băng thông 1.544-Mbps khi được cung cấp qua các đường T1 ở Bắc Mỹ.
o Structured / Framed G.703 cung cấp cho người dùng băng thông từ 64 kbps đến 1.984 Mb / giây ở các bước 64 kbps và còn được gọi là dịch vụ “đóng khung”. Với G.703 có cấu trúc, bạn cũng có tùy chọn chạy Cyclic Redundancy Check (CRC-4) để theo dõi lỗi bit trong khe thời gian 64K đầu tiên, được gắn nhãn Timeslot 0 (không).
Mã hóa dòng bằng G.703:
Mã hóa đường dây là phương pháp đặt vật lý tất cả số 1 và số 0 (tức là dữ liệu thực tế) vào dây dẫn vật lý. G.703 sử dụng các hệ thống mã hóa, bao gồm Bipolar 3 mật độ cao (HDB3) ở Châu Âu và Đảo dấu thay thế (AMI) và Bipolar 8-Zero Replace (B8ZS) ở Bắc Mỹ. Tất cả chúng đều hoạt động trên lớp truyền tải (Lớp 2) của mô hình OSI bảy lớp.
Tất cả các kỹ thuật mã hóa dòng này là lược đồ mã hóa ba cấp. Trái ngược với hầu hết các giao thức truyền thông dữ liệu, trong đó chỉ có lược đồ hai cấp thường biểu thị dấu “1” và dấu cách “0”, hệ thống ba cấp cho phép thay đổi trạng thái bổ sung, (tức là bao gồm đồng hồ).
ITU-T G.957: Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống liên quan đến phân cấp số đồng bộ
Tiêu chuẩn này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống SDH được định nghĩa trong tiêu chuẩn G.707 và làm việc trên sợi quang đơn mode G.652, G.653 và G.655, được áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang.
26
Mục đích: đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị SDH được định nghĩa trong tiêu chuẩn G.783 để đạt được khả năng tương hợp ngang trên một tuyến truyền dẫn (tức là khả năng sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên cùng một tuyến truyền dẫn).
ITU-T G.691 - Giao diện quang cho các hệ thống đơn kênh quang STM-64, STM-256 và các hệ thống SDH có sử dụng khuếch đại quang
Tiêu chuẩn này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang nhằm đảm bảo tính tương hợp ngang của các hệ thống:
Hệ thống liên đài đơn kênh quang STM-4, STM-16 và STM-64 sử dụng tiền khuếch đại và khuếch đại công suất quang.
Hệ thống đơn kênh quang STM-64 nội đài và tuyến ngắn (SH) không sử dụng khuếch đại quang
Đối với hệ thống STM-256, các chỉ tiêu vẫn còn đang tiếp tục dược nghiên cứu
Tiêu chuẩn ITU-T G.691 này áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang
ITU-T G.812: Tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ
Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị được sử dụng như đồng hồ nút trong các mạng đồng bộ. Khi hoạt động bình thường đồng hồ nút hoạt động như đồng hồ thợ, bám theo đồng hồ chuẩn sơ cấp. Với mục đích dự phòng, đồng hồ nút nói chung sẽ có nhiều tham chiếu đầu vào. Khi tất cả các đường vào giữa đồng hồ chủ và đồng hồ nút hỏng, đồng hồ nút sẽ có khả năng duy trì hoạt động trong các giới hạn đặc tính qui định (kiểu hoạt động lưu giữ)
Đồng hồ nút có thể là một thiết bị riêng biệt hoặc có thể là một phần của thiết bị khác như tổng đài hoăc thiết bị đấu chéo SDH
Các chỉ tiêu về chất lượng đối với các đồng hồ nút được đưa ra trong tiêu chuẩn này cho 3 kiểu đồng hồ:
o Đồng hồ kiểu I: chủ yếu dùng trong các mạng được tối ưu cho phân cấp 2048 kbit/s
o Đồng hồ kiểu II và III chủ yếu dùng cho phân cấp 1544 kbit/s
Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra đối với mỗi loại đồng hồ này bao gồm:
Dung sai nhiễu: Là mức nhiễu tối thiểu mà đồng hồ phải chấp nhận được mà vẫn đảm bảo
o Duy trì đồng hồ trong các giới hạn đặc tính qui định
o Không gây nên bất cứ cảnh báo nào
27
o Không làm cho đồng hồ chuyển sang chế độ lưu giữ
Truyền tải nhiễu: Truyền tải nhiễu thể hiện lượng nhiễu pha xuất hiện tại đầu ra khi có nhiễu được đưa tới đầu vào. Chỉ tiêu về mặt nạ trôi pha được qui định trong điều kiện tín hiệu vào có nhiễu
ITU-T G.829: Các trường hợp lỗi cho đoạn lặp và đoạn ghép kênh
Tiêu chuẩn này định nghĩa các trường hợp và cấu trúc khối liên quan đến đặc tính lỗi của đoạn lặp và đoạn ghép kênh SDH. Đối với các trường hợp định nghĩa trong têu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống vô tuyến và hệ thống vệ tinh.
Các trường hợp lỗi được định nghĩa cho đoạn ghép kênh bao gồm EB, ES, SES. Với các trường hợp EB, ES, định nghĩa các trường hợp này giống như trong Tiêu chuẩn G.826. Riêng đối với SES thì mức ngưỡng được qui định là X%, với giá trị của X là tuỳ thuộc vào tốc độ của hệ thống như sau:
Tốc độ bit STM-0 STM-1 STM-4 STM-16 STM-64
Giá trị X đối với đoạn ghép kênh
15%EBs 15%EBs 25%EBs 30%EBs 30%EBs Giá trị X đối với đoạn
trạm lặp
10%EBs 30%EBs 30%EBs 30%EBs
ITU-T M.2110: Hoà mạng hệ thống truyền dẫn, đoạn và luồng
Tiêu chuẩn này đưa ra qui trình hoà mạng các thực thể truyền dẫn trong môi trường có nhiều nhà khai thác. Các thực thể truyền dẫn ở đây bao gồm luồng, đoạn và hệ thống truyền dẫn. Qui trình hoà mạng ở đây được phân biệt cho 2 trường hợp: đối với hệ thống có/không có khả năng giám sát trong quá trình khai thác dịch vụ (ISM).
Theo tiêu chuẩn ITU-T M.2110 để hoà mạng các thực thể truyền dẫn cần phải thực hiện một số các phép đo. Các phép đo này ghi lại số các sự kiện chất lượng xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và so sánh kết quả này với các giá trị giới hạn. Các giá trị giới hạn này là khác nhau đối với các sự kiện chất lượng và với các phép đo khác nhau. Các phép đo khác nhau ở đây là phép đo kiểm tra tính liên tục của tuyến (thời gian đo tối đa là 15 phút), đo 15 phút, đo 2h và đo 24h phải được áp dụng cho từng hướng truyền dẫn. Bất cứ khi nào có thể, nên sử dụng cấu hình đo cho từng hướng truyền dẫn riêng biệt (tức là không thực hiện đấu vòng tại đầu xa trong quá trình đo).