Kinh nghiệm và bài học rút ra

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết chiết trung của dunning giải thích lí do samsung đầu tư tại việt nam và tác động của hoạt động đầu tư đó (Trang 26 - 30)

5.1. Kinh nghiệm

- Cải thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách: Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực (Sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp); rà soát tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành, trước hết là các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, pháp luật hiện hành quy định về hoạt động mua bán và sáp nhập có yếu tố nước ngoài; quy định rõ hơn những đặc thù về thủ tục và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; hướng dẫn quy định về đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư; điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút FDI vào công nghiệp hỗ trợ; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo kiểm soát công nghệ nhập khẩu; hoàn thiện các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soát môi trường,...

- Đơn giản hoá thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bởi vậy, cần hoàn thiện tiêu chí cấp giấy chứng nhận đầu tư, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, chỉ cấp giấy chứng nhận đối với các dự án đạt yêu cầu một cách chắc chắn, tránh hiện tượng tràn lan và không hiệu quả.

- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc sản xuất, giáo lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Do vậy, cần nâng cấp các hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, cảng biển,...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

 Một trong những tiêu chỉ để nhà đầu tư nước ngoài quần tâm là thị trường lao động tại Việt Nam. Nó đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu càu của doanh nghiệp.

 Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ về pháp luật, chính sách, chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác đầu tư với nước ngoài, hướng tới đáp ứng yêu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế.

 Có kế hoạch đào tạo thường xuyên, liên tục cán bộ đối ngoại, cán bộ làm công tác quản lý đầu tư nước ngoài, các bộ trực tiếp tham gia vào các liên doanh không chỉ giỏi về kinh tế, quản lý mà phải am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, trong đó chú ý cán bộ chủ chốt hoạt động kinh tế đối ngoại: có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giàu về kiến thức, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật và có khả năng đàm phán quốc tế để có thể đảm bảo làm việc tốt, có hiệu quả trong môi trường vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Về lâu dài, cần tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi thuộc các chuyên ngành như: kinh tế đối ngoại, luật kinh tế, kinh tế đầu tư, vào làm việc theo chế độ công chức dự bị tại sở KH-ĐT, Ban Quản lý các KCN; sau đó tổ chức cho thi công chức và nếu trúng tuyển cho đi đào tạo tiếp ở nước ngoài. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng cao bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với hoạt động FDI, đồng thời có thể cứ họ tham gia vào Hội đồng quản trị các doanh nghiệp liên doanh mà đối tác phía Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước.

5.2. Bài học

- Bài học về ưu đãi thuế: Cần xóa bỏ hầu hết các ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư theo lộ trình để tránh tình trạng chồng chéo. Chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn lọc. Điều này sẽ làm cho Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trở nên đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm chi phí quản lý, thúc đẩy tích lũy của doanh nghiệp. Đặc biệt, do chỉ áp dụng các ưu đãi thuế một cách chọn lọc sẽ có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hiệu quả, tránh được tính tràn lan trong chính sách ưu đãi thuế, nên hiện tượng lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế để chuyển giá trốn thuế sẽ được hạn chế đáng kể. Theo lộ trình đến năm 2020, chỉ áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với : (i) Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao đồng thời là công nghệ mới; (ii) Các dự án đầu tư tại các vùng đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa theo Danh mục do Chính phủ quy định.

 Trong cạnh tranh thu hút FDI trong ngành công nghiệp, Campuchia có nhiều ưu đãi hơn Việt Nam: Doanh nghiệp nước ngoài có quyền thuê đất từ 70-90 năm, được miễn thuế thu nhập (20%) với thời hạn 8 năm. Trong khi đó, luật của Việt Nam quy định thời hạn hoạt động của dự án không quá 50 năm, tối đa là 70 năm đối với một số dự án đặc biệt. Điều này đã hạn chế việc làm ăn lâu dài của nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, những người chấp nhận thua lỗ trong thời gian đầu và chỉ thu lợi nhuận sau khi có vị trí vững chắc trên thị trường. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta là 20% và nhà đầu tư nước ngoài được ưu đãi miễn trong thời hạn từ 2-4 năm, kém ưu đãi hơn so với tại Campuchia.

 Một vấn đề khác cần quan tâm là các chính sách ưu đãi có đem lại ưu thế cho các nước hay không còn tùy thuộc vào sự đồng bộ, minh bạch của các nguồn luật cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ khi các nước xây dựng được một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và rõ ràng, minh bạch thì nhà đầu tư nói mới có thể dễ dàng nắm bắt và tin tưởng bỏ vốn đầu tư.

 Mặc dù chúng ta đã rất nỗ lực trong việc gia tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước bằng cách ban hành một loạt các luật mới liên quan đến đầu tư cùng nhiều nghị định hướng dẫn thi hành luật nhưng đến nay vẫn còn nhiều tồn tại. Theo Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2017, các luật liên quan đến đầu tư đều còn vướng mắc nhiều vấn đề như các quy định chồng chéo giữa các luật, nhiều quy định không rõ ràng, thậm chí còn có các quy định trái ngược, mâu thuẫn nhau... Những bất cập này khiến các địa phương nhận thức và hiểu khác nhau về quy định của luật, lúng túng trong việc lựa chọn luật áp dụng, từ đó dẫn tới việc áp dụng luật không thống nhất giữa các địa phương. Điều này đã làm giảm tính hiệu quả trong công tác thi hành luật và gây tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư.

 Như vậy, để có thể thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI, thời gian tới nước ta cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực; xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhưng đơn giản, tăng cường hơn nữa các ưu đãi hợp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời hạn chế tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, làm cho hệ thống luật và chính sách liên quan đến hoạt động FDI của Việt Nam thực sự cạnh tranh với các hệ thống luật và chính sách của các nước trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO https://cafef.vn/samsung-viet-nam-ly-giai-tai-sao-nhat-thiet-phai-dau-tu-manh-vao- bac-ninh-ma-khong-phai-cac-tinh-khac-20170307100805848.chn https://www.thegioididong.com/tin-tuc/samsung-giu-vi-tri-top-1-thi-phan-tai-viet- nam-nam-2020-1316005 https://giaoduc.net.vn/kinh-te/samsung-dang-san-xuat-nhung-gi-o-viet-nam- post144645.gd https://text.123doc.net/document/4262220-samsung-viet-nam-va-nhung-tac-dong-toi- moi-truong.htm?fbclid=IwAR3gLy_2dR- 1bZJ3Gmx09IG85dfxee3LWH8yEB4HAaZup6cMpGOorNkSN3o https://text.123doc.net/document/4262220-samsung-viet-nam-va-nhung-tac-dong-toi- moi-truong.htm?fbclid=IwAR3gLy_2dR 1bZJ3Gmx09IG85dfxee3LWH8yEB4HAaZup6cMpGOorNkSN3o https://vietnambiz.vn/samsung-tai-viet-nam-doanh-thu-moi-nam-16-trieu-ti-dong- bang-26-gdp-ca-nuoc-20201025163518261.htm?fbclid=IwAR1GnPItPWHWT- rInweFpR-HsZkn8LuyFMq0elvfSm2aCfmYxZpuN9RqQHw https://thoibaonganhang.vn/trien-vong-xuat-khau-cua-bac-ninh-nam-2019- 85166.html? fbclid=IwAR1ZOaosGWc5LlkwSFBXXKFwT384HhRjISPJ2MRLX5xuYK4ZBHn4 7OTUEpE https://text.123doc.net/document/5302253-phan-tich-hoat-dong-dau-tu-quoc-te-cua- cong-ty-samsung.htm?fbclid=IwAR13b6081-vR-ixMOon8aW9PUj0G- fluirDAoCOoryA3ckbD1sTqtu7OpuM

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết chiết trung của dunning giải thích lí do samsung đầu tư tại việt nam và tác động của hoạt động đầu tư đó (Trang 26 - 30)