5.4.1. An toàn về vốn
- Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Vốn đi vayVốntự có = 1500 500 =3>1
- Hệ số vốn tự có trong tổng vốn đầu tư: Vốntự có
= 1500 =75 %
Tổng vốnđầutư 2000
Như vậy, nguồn vốn đầu tư ban đầu của dự án được đảm bảo bằng tiềm lực tài chính của chủ đầu tư.
5.4.2. An toàn về khả năng trả nợ dự án
Hàng năm, nguồn trả nợ của dự án được lấy bằng lợi nhuận thuần, khấu hao để trả nợ. Nguồn trả nợ hằng năm của dự án đều lớn hơn số nợ gốc và lãi vay phải trả hàng năm. Điều này chứng tỏ dự án có khả năng trả nợ.
5.4.3. Ước tính doanh thu
Trung bình một khách hàng sẽ chi trả khoảng 2.500.000 VNĐ cho một hóa đơn. - Một năm tài chính sẽ có 360 ngày
- Doanh thu năm = Doanh thu ngày * 360
Bảng 5.11. Bảng ước tính doanh thu
ĐVT: triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Khách hàng trunng
bình/ngày 9 17 23 29 33
Doanh thu ngày 22,5 42,5 57,5 72,5 82,5
Doanh thu năm 8.10
0 15.300 20.700 26.100 29.700
5.4.4. Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)
Bảng 5.12. Dòng tiền ước tính ĐVT: triệu đồng Năm 0 1 2 3 4 5 Doanh thu 8.100 15.300 20.700 26.100 29.700 Chi Phí 4.958,28 6.489,38 7.948,71 9.408,04 10.380,93 DEP 50 50 50 50 50 EBT 3.091,72 8.760,62 12.701,29 16.641,96 19.269,07 EAT 2.473,38 7.008,5 10.161,03 13.313,57 15.415,26 CF 2.523,38 7.058,5 10.211,03 13.363,57 15.465,26 Vốn đầu tư (2.000) Thu hồi VLĐ 1.500 NCF (2.000) 2.523,38 7.058,5 10.211,03 13.363,57 16.965,26
WACC= 1500∗ 20 %2000 + 500 ∗ 12 % =18 %
NPV = −2000+ 2.523,38 1,18 + 7.058,5 1,182 + 10.211,03 1,183 + 1,1813.363,57 4 + 1,1816.965,26 5 =¿ 25.730,95>0 Dự án có lãi, nên đầu tư vào dự án.
5.4.5. Thời gian hoàn vốn (phương pháp cộng dồn)
ĐVT: triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
CF 2.523,38 7.058,5 10.211,03 13.363,57 16.965,26
PV(CF) 2.523,38 5.069,3 6.214,75 6.892,78 7.415,67
Cộng dồn 2.523,38 7.592,68 13.807,43 20.700,21 28.115,89
Thời gian hoàn vốn:
T = 2000 ∗12=9 tháng 15ngày
PHẦN 6. PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI 6.1. Phân tích kinh tế xã hội
Bên cạnh việc đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính, dự án còn mang lại lợi nhuận cho các bên tham gia đầu tư và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội:
- Góp phần làm tăng cơ hội việc làm cho người lao động, những sinh viên đang đi học/ mới ra trường có nhu cầu thêm thu nhập thì có thể làm các công việc như: nhân viên thu ngân, hỗ trợ phục vụ bàn,…
- Tạo môi trường làm việc có điều kiện tốt, phát triển, đảm bảo vệ sinh môi trường - Góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động
- Hỗ trợ giải quyết vấn nạn thừa, khó xuất khẩu lương thực, thực phẩm
6.2. Những dự định trong tương lai
Theo thời gian, nhu cầu của thực khách ngày một cao hơn, nếu nhà hàng không nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng của khách hàng thì dần sẽ trở nên lạc hâu và khó phát triển trong tương lai. Do đó, nhà hàng đã đề ra các dự dịnh nhằm duy trì và phát triển trong tương lai.
Trước hết, để nhà hàng có thể tạo được ấn tượng tốt và giữ hoạt động ổn định thì cần một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nhất định. Các nhân viên trước khi vào làm trực tiếp thì sẽ trải qua vài buổi học và làm quan với văn hóa doanh nghiệp của nhà hàng. Tạo động lực cho họ qua những hoạt động khen thưởng doanh số, tổng kết. Chất lượng nhân viên sẽ được thay đổi và nâng cao sao cho phù hợp với nhà hàng và với thị trường.
Tiếp theo, nhà hàng sẽ thường xuyên thay đổi, làm mới bày trí theo từng dịp lễ, tết để tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Luôn luôn có nhân viên vệ sinh từ trong ra ngoài, đảm bảo nhà hàng luôn trong trạng thái, sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Nhà hàng sẽ có cải thiện và nâng cấp nội thất để phù hợp với xu hướng và ý thích của nhóm khách hàng tiềm năng.
Cuối cùng, nhà hàng sẽ khai trương với chương trình “Mua 3 tặng 1”, cứ 3 thực khách đến trải nghiệm sushi thì người thư 4 sẽ được miễn phí. Nhà hàng tặng điểm với mỗi hóa đơn của khách, điểm này có thể dùng để giảm vào hóa đơn hoặc quy đổi thành đồ uống vào lần ăn kế tiếp. Chương trình này không chỉ tạo sự hấp dẫn đối mà còn giữ được khách hàng trung thành. Ban đầu nhà hàng sẽ thực hiện tích điểm trên số điện thoại, trong
tương lai xa, sẽ đỏi thành thẻ tích điểm theo từng mức và tạo ra nhiều hoạt động tương tác khách hàng với các phần quà hấp dẫn.
PHẦN 7. NHẬN DIỆN RỦI RO
Trong giai đoạn triển khai dự án và phát triển nhà hàng sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức. Nhà hàng đã nhận diện được những rủi ro có thể xảy đến đồng thời đề ra những biện pháp khắc phục theo như bảng dưới đây
Bảng 7.13. Nhận diện rủi ro
Đối tượng Rủi ro Biện pháp khắc phục
Quá trình xây sửa
Thi công - Mất an toàn
- Thiệt hại do quá trình vận chuyển
- Thực hiện các biện pháp an toàn theo tiêu chuẩn
- Sử dụng ròng rọc từ phía sau căn nhà
- Phân chia vận chuyển theo khối nhỏ, vừa đủ
Nguồn cung - Không tìm được nguồn cung chất
lượng, uy tín, lâu dài - Khảo sát thị trường, thamkhảo các công ty được đánh giá cao, đề xuất tốt
Thiết kế - Sai lệch khi đưa vào thực thi - Không phù hợp với vị trí cửa hàng
- Thực hiện đo đạc thực tế trước khi thiết kế
Nguồn vốn - Thiếu hụt
- Khó tiếp cận
- Lập bảng chi tiêu chi tiết - Lập nguồn dự trữ đề phòng Chi phí - Tăng cao hơn so với dự kiến
- Phát sinh nhiều khoản khác
- Sử dụng nguồn dự trữ
- Kiểm soát, đánh giá các chi phí có thể xảy ra
Nguồn nhân
lực - Thiếu hụt- Thiếu an toàn do làm việc ở tầng cao
- Tham khảo ý kiến chuyên gia về số lượng nguồn nhân lực cần có và phương pháp đảm bảo an toàn cho họ
Quá trình hoạt động
Thực phẩm - Không được tươi
- Hư hỏng
- Kém chất lượng
- Tìm hiểu nguyên nhân, quản lý chặt nguồn cung.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh Địa điểm, nội
thất - Ảnh hưởng bởi thời tiết do ở tầngcao - Không ổn định
- Làm nội thất cố định
- Hạn chế bày trí ở khu vực hút gió, gần lan can
Nhân lực - Rời bỏ công việc sớm - Thiếu động lực làm việc
- Thông báo trước những định hướng và quy định tới nhân viên
Marketing - Không hiệu quả
- Không thu hút được khách hàng
- Sử dụng hoặc thuê ngoài đội ngũ nghiên cứu marketing - Tạo website
- Thuê truyền thông marketing Doanh thu - Quá thấp so với dự kiến
- Không đủ chi trả chi phí cố định
- Tập trung vào chất lượng thực phẩm và chất lượng dịch vụ để giữ chân các khách hàng trung thành Đối thủ cạnh
tranh - Gây áp lực- Chèn ép trên thị trường
- Thu hút khách hàng tiềm năng
- Tìm hiểu đối thủ, dựa vào dữ liệu thu được để đưa ra biện pháp phù hợp
- Tạo điểm khác biệt
Trong tương lai xa, dựa trên tốc độ phát triển và phổ biến mà nhà hàng sẽ có những biện pháp nhằm quản lý rủi ro tối ưu nhất.
KẾT LUẬN
Sushi Brand mong muốn giới thiệu ẩm thực Nhật Bản đích thực đến với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng Việt Nam, đồng thời biến nhu cầu thưởng thức món ăn Nhật thành một nhu cầu thường xuyên và phổ biến. Thực đơn của Sushi Brand có nhiều món ăn phong phú, đặc sắc và rất ngon miệng do chính các chuyên gia người Nhật chế biến theo đúng hương vị Nhật Bản. Thực đơn luôn được định kỳ bổ sung và thay đổi nhằm giới thiệu cho khách hàng nhiều hơn nữa những món ăn truyền thống của Nhật. Từ trước tới nay, Nhật Bản được xem là cái nôi của nghệ thuật ẩm thực. Nền văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nổi tiếng bởi sự tinh tế, tỉ mỉ và đầy tính nghệ thuật. Các món ăn đặc trưng của xứ sở hoa anh đào luôn làm ngây ngất thực khách mỗi khi thưởng thức. Người Hà Nội cũng đã được trải nhiệm ẩm thực Nhật Bản hơn một thập kỷ qua. Tiếp dẫn tinh thần đó, nhà hàng Sushi Brand được dẫn dắt, hình thành và phát triển bởi những con người trẻ và giàu nhiệt huyết hướng về những giá trị bền vững. Nơi đây chắc chắn không chỉ là điểm dừng chân lý tưởng của những người yêu ẩm thực Nhật Bản mà còn là điểm tuyệt vời để hội họp gia đình đầm ấm. Điểm lý tưởng để tri âm bè bạn, đối tác và cùng khám phá ẩm thực của vùng đất hoa anh đào.