Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Sinh viên đại học thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Người là tấm gương tiêu biểu cho lối sống giản dị và khiêm tốn, trung thực và trong sáng, bao dung và độ lượng... Đó là những phẩm chất cao quý, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí và nhân cách của người Việt Nam.

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng trong tư tưởng đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”

Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất đạo đức khác. Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân.

Với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, vị lãnh tụ của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân. Hồ Chí Minh luôn luôn tin ở con người, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân: dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, “người lính vâng lệnh quốc dân, đồng bào ra mặt trận”. Suốt đời hy sinh phấn đấu vì nước, vì dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ có một

mong muốn tột bậc là đất nước ta được hoàn toàn độc lập. dân ta được hưởng tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Người là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đúng như lời Bác đã nói “Mình cũng chẳng thần thánh gì, cũng như tất cả mọi người thôi. Nhưng với hoàn cảnh đã qua và hiện nay, còn có điều kiện nào mà nghĩ đến chuyện lập gia đình, không phải vì đạo đức mà là phải chịu đạo đức đó thôi. Nhưng chưa lo được gia đình nhỏ thì ta hãy lo cho gia đình lớn đã vậy”.

Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân. Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài và gian khổ. Người đã chấp nhận sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện bằng được mục tiêu đó.

Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, thiếu một đức thì không thành người, do đó không được tuyệt đối hóa hay xem nhẹ đức tính nào

Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm "Chỉ có hai bộ áo quần ka-ki, một cái khăn tay vải to và hai đôi bí tất. Khi ở Pa-ri về người ta thấy Hồ Chủ tịch mặc một bộ ka-ki đã vá. Có người yêu cầu Chủ tịch thay bộ áo quần khác. Chủ tịch đáp: "Nhiều đồng bào ta, nều được bộ áo quần như thế này cũng là tốt lắm. Thế thì việc gì tôi phải thay". Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka ki sờn Bác vẫn dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác không đồng ý. Chiếc bút chì mòn vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên báo. Những trang bản thảo được Bác viết ở mặt sau của những tờ tin tham khảo của VNTTX. Chiếc ô tô Bác đi công tác, đi thăm đồng báo chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bình thường, Bác không dùng điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao đang công tác ở ngoài biếu, mặc dù ngôi nhà Bác đang ở lúc đó (nhà 54, lúc này Bác chưa chuyển sang nhà sàn) rất nóng. Bác đề nghị chuyển chiếc điều hoà nhiệt độ ấy cho các đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại các trại điều dưỡng hoặc quân y viện. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị và đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô, Bác cũng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện, sau đó chuyển sang ở nhà sàn, chứ không ở ngôi nhà to, sang trọng của toàn quyền Đông Dương. Bác dành ngôi nhà sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước. Những bữa ăn thanh đạm của Người "Thường là dưa cà, đôi khi có thịt".

Sự tiết kiệm của Bác không chỉ thể hiện ở tác phong hay lối sống mà còn thể hiện trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch nước, nhưng những năm tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác cũng chỉ là tổ công tác có ít người nhưng kiêm đủ mọi công việc. Cách mạng tháng Tám thành công, trở về Thủ đô, nhưng các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ chủ tịch cũng rất ít. Những khi đi công tác xa, Bác thường tạo điều kiện để các đồng chí phục vụ được về thăm gia đình, điều này thể hiện sự quan tâm của Bác và cũng là một hình thức tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời gian.

Nét nổi bật trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đức tính khiêm tốn. Mặc dù có công lao rất to lớn, nhưng Người luôn day dứt với một suy nghĩ chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Là lãnh tụ của dân tộc, có uy tín lớn nhưng không bao giờ Người coi mình đứng cao hơn nhân dân, không để ai sùng bái cá nhân mình, chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tụy của nhân dân, “như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang tiếp tục tỏa sáng, lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội là minh chứng hùng hồn phản bác tất cả những lời bịa đặt, xảo trá, thâm độc của những kẻ thù.

"Nói thì phải làm", chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhất giữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quanh vinh và Bác Hồ vĩ đạI, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi đó có vai trò to lớn của đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công... Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong".Và với bản thân mình, Bác đã làm đúng như khi trả lời các nhà báo nước ngoài năm 1946 "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người

Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la với tất cả mọi kiếp người. Người dành tình thương yêu cho tất cả. Người chia sẻ với mỗi người những nỗi đau. Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Bác luôn luôn đòi hỏi các cán bộ, đảng viên phải tin yêu, quý trọng con người, phải kính già yêu trẻ và Bác là tấm gương mẫu mực về tôn trọng con người. Với đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế ở khắp năm châu Bác dành trọn vẹn những tình cảm thương yêu, tình đồng chí, tình bạn và tình người thân thiết. Bác đã từng khẳng định: Lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không giờ thay đổi.

Thực tế, kể từ khi Đảng ta tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, với nhiều hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực; nhiều đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác, thực hiện tác phong công tác gần dân, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân... Học tập và làm theo Bác đã hướng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân đến những giá trị chân, thiện, mỹ: Đó là tinh thần tự lực cách sinh không đầu hàng số phận; là sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; là thái độ yêu thương con người, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; là tinh thần nguyện cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực sự, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Người trở nên hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng để mọi cán bộ đảng viên và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức thiết thực góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng,

sức chiến đấu của đảng, ý thức tu dưỡng, rèn luyện của bản thân; đặc biệt về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm.

Hồ Chí Minh có tinh thần nghị lực to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích sống. Và đây cũng là một đức tính tốt đáng để được các thế hệ sau học tập và noi theo

Người luôn kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân của các thế lực thù địch, cơ hội dù Người đã phải trải qua rất nhiều khó khan, gian khổ, bị tù đầy, tra tấn nhưng Người vẫn một lòng hướng về đất nước, hướng về người dân Việt Nam. Hết lòng đấu tranh vì lí tưởng cao đẹp, Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận và kính trọng, “hiếm có một vị lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình thản, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy”.

PHẦN II: THỰC TRẠNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Ưu điểm

Về tinh thần trung với nước, hiếu với dân

- Sinh viên Thương Mại chúng ta đều mang tinh thần yêu nước, gắn liền với yêu CNXH; trung thành với lý tưởng, con đường cách mạng mà đất nước, dân tộc đã lựa chọn; có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

- Sinh viên tích cực tham gia các hoạt động đoàn, đảng, luôn học tập và cố gắng làm theo tấm gương của Bác, luôn phấn đấu cho “dân giàu, nước mạnh”, cố gắng để có một thế hệ mai sau phát triển hơn.

- Đa số sinh viên tự nhận thức rõ ràng luôn ý thức được phải trung thành với Tổ quốc, với Đảng và kiên trì tu dưỡng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước khó khăn thử thách. Sinh viên có tinh thần tự cường dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

- Công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và nhà trường quan tâm. Các sinh viên học tập tại trường đều được học tập và nghiên cứu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các môn học thuộc Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. - Nhà trường treo nhiều biểu ngữ vừa có tác dụng tuyên truyền đạo đức Hồ Chí

Minh, vừa là lời nhắc nhở hằng ngày hướng sinh viên học tập và làm theo lời Bác. - Đoàn - Hội sinh viên trường và các khoa tổ chức nhiều hoạt động, các cuộc thi tìm

hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền tham gia giao thông có ý thức, thực hiện các công việc có trách nhiệm.

- Sinh viên Thương Mại đa số đều có ý thức tôn trọng người lớn, học hỏi thêm từ những người dân những cái hay, cái tốt đẹp. Sinh viên luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của sinh viên Thương Mại

- Phần lớn sinh viên vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập

nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chày lười.

- Kiên trì và cần cù là hai thứ mà sinh viên chúng ta đều đang phải cố gắng để có được; có được kiên trì, chăm chỉ khi làm việc sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu chúng ta mong muốn.

- Đa số sinh viên của trường cũng ý thức được việc cần phải tiết kiệm chi tiêu để bố mẹ đỡ vất vả vì mình. Một số sinh viên thì luôn cố gắng tiết kiệm thời gian, công sức của mình để tận dụng thời sinh viên này cho học tập, tham gia tích cực các hoạt động, làm thêm việc để tích thêm kinh nghiệm, rèn các kĩ năng và tu dưỡng, hoàn thiện bản thân mình hơn.

- Có thể thấy sinh viên Thương Mại khá là có ý thức trong việc giữ gìn của công, không phá hoại các tài sản của nhà trường. Một số bạn sinh viên bị mất đồ họ cũng tìm lại được.

- “Chính” là yếu tố các bạn sinh viên cần học hỏi, cố gắng làm những điều tốt dù là nhỏ nhất, loại bỏ cái ác, đẩy lùi những tệ nạn ra khỏi xã hội để đất nước văn minh, phát triển hơn. Chắc hẳn mỗi sinh viên chúng ta đều đang cố gắng thực hiện những điều tốt, có ích cho xã hội và bài trừ đi những cái tiêu cực.

- Chí công vô tư - điều này có thể được thể hiện ở trong các nhóm thảo luận của các môn học. Các bạn nhóm trưởng đa số đều thể hiện là những người công bằng, công

Một phần của tài liệu Sinh viên đại học thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w