Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank (Trang 26 - 42)

ngân hàng Techcombank

2.2.1 Thực trạng hiệu quả thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank

2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank

Tiếp nhận, kiểm tra L/C, điều chỉnh L/C trước khi thông báo tới khách hàng

L/C hoặc điều chỉnh L/C liên quan phải được NHPH gửi đến NHTB theo một cách đồng nhất và có thể gửi thông báo qua các cách như mạng Swift hoặc thư tín:

- L/C hoặc điều chỉnh L/C được NHPH gửi qua hệ thống Swift (phát hành trực tiếp đến Techcombank hoặc thông báo đến Techcombank qua một NHTB thứ nhất) sẽ được tập trung tại một đầu mối là TTXLNV.

- L/C hoặc điều chỉnh L/C gửi qua bằng thư tín tới TTXLNV từ NHPH hoặc NHTB thứ nhất hoặc trực tiếp tới các đơn vị của Techcombank. L/C hoặc điều chỉnh L/C cũng có

thể do khách hàng mang tới xuất trình cùng bộ chứng từ. L/C này chỉ có giá trị hợp lệ sau khi đã làm thủ tục xác định tính chân thực NHPH/NHTB thứ nhất.

Nhập dữ liệu L/C, điều chỉnh L/C vào hệ thống T24

Sau khi tiếp nhận L/C hợp lệ, CVTT & TTTM phân loại nội dung yêu cầu trong các L/C, điều chỉnh L/C để lựa chọn phương thức thông báo trong các trường hợp sau:

- Thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng (thông qua đơn vị của Techcombank) - Thông báo chuyển tiếp qua một ngân hàng thông báo khác

Xử lý thông báo L/C, điều chỉnh L/C

- Trường hợp thông báo trực tiếp cho khách hàng:

+ Đơn vị chịu trách nhiệm nhận bản thông báo và L/C, điều chỉnh L/C gốc

TTXLNV có trách nhiệm chuyển toàn bộ các bản điện Swift L/C, điều chỉnh L/C tới các đơn vị quản lý theo quy định luân chuyển hồ sơ. Các bên LC/điều chỉnh LC bằng thư sẽ chuyển bản gốc đến đơn vị bằng thư tín.

+ Ký phê duyệt thông báo để gửi khách hàng.

 Ban giám đốc các đơn vị là người có thẩm quyền ký thông báo. LC/điều chỉnh LC có trách nhiệm ký và ghi rõ họ tên, chức danh lên thông báo.

 Khi ký phê duyệt phải xác minh được bản thông báo và CVTTQT in ra là đúng mẫu biểu và phù hợp với nội dung bản L/C.

+ Gửi thông báo cho khách hàng về việc nhận LC/điều chỉnh LC

Ngay sau khi hoàn tất hồ sơ thông baó LC/điều chỉnh LC theo chỉ dẫn, CVTTQT/CVHK tại đơn vị liên hệ với khách hàng gửi thông báo đến cho khách hàng qua fax mail.

+ Chuyển giao LC gốc/điều chỉnh LC gốc cho người hưởng thụ.

CVKH/CVTTQT phải hướng dẫn cho khách hàng khi muốn nhận L/C gốc từ Techcombank phải có ủy quyền của cán bộ của mình đến nhận và người được ủy quyền.

- Trường hợp thông báo chuyển tiếp cho ngân hàng thông báo thứ hai

Sau khi nhập liệu vào hệ thống T24, việc thông báo chuyển tiếp cho NHTB thứ hai do CVTT& TTTM tại TTXLNV thực hiện thông báo theo hai cách có thể qua Swift hoặc thư tín.

- Trường hợp khách hàng đã đăng ký dịch vụ thanh toán quốc tế với Techcombank, CVTT & TTTM tiến hành thu phí của Techcombank ngay khi nhập liệu LC/điều chỉnh LC

- Trường hợp khách hàng chưa đăng ký hợp đồng dịch vụ TTQT, CVTT & TTTM sẽ tiến hành thu toàn bộ phí khi nhạn được đề nghị từ đơn vị.

Xác nhận việc thực hiện với NHPH

Sau khi nhập ngoại bảng L/C do Techcombank thông báo, CVTT & TTTM tại TTXLNV thực hiện việc gửi điện MT730 xác nhận đã nhận được L/C xuất đến NHPH.

Gửi điện tra soát tới NHPH

- Khi người hưởng thụ đã nhận được LC/điều chỉnh LC gốc do Techcombank thông báo và kiểm tra nội dung thấy có tài khoản không phù hợp hoặc không đúng với yêu cầu của mình thì có thể gửi đề nghị bằng văn bản yêu cầu Techcombank tra suất với NHPH nếu không liên hệ trực tiếp với người mở L/C yêu cầu điều chỉnh.

- CVTTQT sẽ đề nghị với CVTT & TTTM sẽ tiến hành soạn điện và thực hiện theo đúng trình tự phát điện theo quy định đến NHPH để yêu cầu việc xác nhận lại theo nội dung của khách hàng.

Xử lý tất toán L/C hết giá trị hiệu lực

Các trường hợp hết giá trị hiệu lực:

- Khách hàng từ chối hoặc có văn bản yêu cầu hủy L/C gốc - NHPH yêu cầu hủy L/C

- Hủy L/C do hết thời gian hiệu lực

 Lưu các hồ sơ liên quan báo cáo đối chiếu Lưu tại đơn vị, tại TTXLNV, Báo cáo đối chiếu.

2.2.1.2 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank

Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Techcombank phát triển hiệu quả cao đã góp phần vào sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán L/C nói riêng của ngân hàng.

Bảng 2.1.4.5 Số lượng và giá trị LC phát sinh tăng trong năm 2017 - 2020

Đơn vị: 1000 USD

Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị

2017 21.125 658.500 18.900 855.250

2018 27.479 1.214.750 26.125 1.067.375

2019 31.250 1.039.250 28.328 968.375

2020 30.781 904.760 27.458 807.085

Biểu đồ 2.1.4.6 Doanh số thanh toán LC xuất khẩu tại techcombank năm 2017-2020

(Đơn vị: 1000USD)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lượng L/C thông báo và L/C thanh toán tại ngân hàng đều cao do mối quan hệ giữa Techcombank với các đơn vị được mở rộng và phát triển, vì thế Techcombank đã mở nhiều chi nhánh trên thị trường. Bên cạnh đó, do uy tín của Techcombank đã được củng cố trên thị trường quốc tế nên nhiều NHNN đã thông báo L/C qua hệ thống ngân hàng Techcombank cho các đơn vị xuất khẩu Việt Nam. Trong các năm qua Techcombank đã tích cực đẩy mạnh công tác thanh toán L/C xuất khẩu. Năm 2018 số lượng thông báo L/C tăng 30,08%; thanh toán L/C tăng 38,22% so với cùng kì năm trước và doanh thu đạt 2.282.125 USD cao nhất so với các năm còn lại. Đây được coi là năm thành công nhất của Techcombank sau 25 năm thành lập với kết quả kinh doanh ấn tượng.

Năm 2019 đạt 31.250 số lượng thông báo L/C trị giá 1.039.250 USD, đạt 28.328 số lượng thanh toán L/C trị giá 968.375 USD giảm rõ rệt so với năm 2018. Đặc biệt năm 2020 số lượng thông báo LC cũng như số lượng thanh toán L/C giảm đáng kể so với các năm trước do tác động của đại dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng nhiều tới doanh thu của ngân hàng do việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài bị hạn chế. Mặc dù bị tác động mạnh mẽ nhưng Techcombank vẫn là ngân hàng hàng đầu trong hoạt động thanh toán L/C.

2.2.2 Thực trạng hiệu quả thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank

2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu tại Techcombank

- Hồ sơ đề nghị mở hồ sơ nhập khẩu: + Giấy yêu cầu mở thư tín dụng

+ Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng (Bản sao).

- Điều kiện mở L/C nhập khẩu:

+ Mặt hàng nhập khẩu không là mặt hàng bị cấm.

+ Doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết.

+ Ký quỹ theo quy định của ngân hàng. - Thanh toán L/C nhập khẩu:

Đối với L/C trả ngay:

+ Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ cho nhà nhập khẩu và thực hiện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo điều kiện L/C.

+ Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ cho nhà nhập khẩu ngay khi nhà nhập khẩu ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanh toán.

Đối với L/C trả chậm:

+ Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ ngay khi nhà nhập khẩu ký xác nhận đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn.

+ Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ ngay khi nhà nhập khẩu ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn.

Những số liệu thực tế về hoạt động thanh toán quốc tế nhập khẩu bằng L/C từ năm 2017 đến 2019 giúp ta thấy sự phát triển nhanh chóng của hoạt động tại Techcombank.

Số món L/C nhập khẩu Năm 2017 2018 2019 L/C phát hành 25.896 61.795 108.963 L/C thanh toán 25.126 75.169 136.895 Tổng 51.022 136.964 245.858

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu (Đơn vị: 1000 USD)

Năm 2017 2018 2019

Phát hành L/C 2.134.458 4.950.369 9.140.653

Thanh toán L/C 1.942.461 4.639.041 9.049.500

Nhìn vào sơ đồ ta thấy cả số món L/C nhập khẩu và doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đều có xu hướng tăng. trong đó số món L/C nhập khẩu tăng lên rất nhanh, có một con số ấn tượng vào năm 2019.

Để có một con số khả quan như vậy là nhờ Techcombank có hướng đi đúng đắn. Trong giai đoạn 2017-2019 đã triển khai chương trình chuyển đổi để làm sâu sắc thêm năng lực am hiểu khách hàng, trở thành ngân hàng kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ để khách hàng đặt trọn niềm tin. Cũng chính sự mở rộng quy mô và ngày càng trở nên tiên tiến đã khiến Techcombank ngày càng khẳng định được thương hiệu thu hút được nhiều là tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh việc thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2018, Techcombank đã áp dụng nhiều biện pháp tín dụng linh hoạt, triển khai nhiều gói sản phẩm, dịch vụ ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu…, đồng thời ngân hàng đã thi hành các chính sách nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tuân thủ các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ.

Năm 2019 Techcombank đã thành công khi theo đuổi chiến lược “khách hàng là trọng tâm” bằng cách liên tục cung cấp các giải pháp mới, nâng cao các giải pháp hiện tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank thông qua một số chỉ tiêu

Techcombank đã đưa ra cho mình những chỉ tiêu đánh giá của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ dựa trên những chỉ tiêu đánh giá và xếp loại ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế do ngân hàng Citibank và các ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thế giới. Dưới đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Bảng 2.2.3.1.1 Chỉ tiêu định lượng đánh giá hoạt động TTQT theo L/C 2017-2019

(đơn vị : triệu USD)

Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 Tổng DT TTQT 960 992 1056 DT 939 975 1015 CP 95 97 100 LN 844 878 915 LN/DT 0.898828 0.90051 0.90147 DT/ DT TTQT 0.978125 0.98286 0.96117 CP/DT 0.1 0.0977 0.09852

Qua bảng chỉ tiêu ta có thể thấy:

- Tổng doanh thu TTQT, doanh thu TTQT theo phương thức L/C, chi phí TTQT theo phương thức L/C và lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C có chiều hướng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C do đó lợi nhuận của TTQT theo phương thức L/C luôn có chiều hướng tăng lên.

- Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C và doanh thu TTQT theo phương thức L/C có chiều hướng gia tăng qua các năm, điều này cho thấy hoạt động TTQT theo phương thức L/C đã phát triển bền vững và mang lại hiệu.

- Tỷ trọng giữa doanh thu TTQT theo phương thức L/C và tổng doanh thu của hoạt động TTQT tăng qua các năm cho thấy L/C là một phương thức thanh toán chủ yếu và chiếm ưu thế tuyệt đối trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Techcombank

- Tỷ trọng giữa chi phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C và doanh thu hoạt động TTQT theo phương thức L/C có xu hướng giảm qua các năm từ 2017 đến 2019 cho

thấy chi phí mà Techcombank hoạt động TTQT theo phương thức L/C đã mang lại hiệu quả cao qua từng năm

2.2.3.2 Chỉ tiêu định tính

Bên cạnh những chỉ tiêu định lượng đã được phân tích ở trên thì chỉ tiêu định tính cũng là một hệ thống chỉ tiêu quan trọng để đánh giá toàn diện hiệu quả do hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại cho ngân hàng. Những chỉ tiêu định tính cho biết sự phát triển của hoạt động khác mà trong đó hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ có vai trò hỗ trợ hoặc là một các nhân có tác động mang tính tích cực.

- Hoạt động TTQT theo phương thức L/C góp phần tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng.

Sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Techcombank trong những năm qua gắn với sự tăng trưởng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như vay và cho vay trên thị trường tiền tệ, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ thanh toán thẻ, séc, chi trả kiều hối, thị trường vốn trong và ngoài nước… các nghiệp vụ này có góp phần tạo ra sự thay đổi cả về chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tế.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những nỗ lực của Techcombank trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Techcombank đã thực hiện giao dịch với nhiều loại ngoại tệ khác nhau như USD, AUD, JPY, EUR… Hoạt động mua bán ngoại tệ được quản lý tập trung tại hội sở chính, theo đó các nhà giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng chỉ được thực hiện tại hội sở chính. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã được Techcombank chuyên nghiệp hóa với việc áp dụng hệ thống công nghệ phần mềm có tính năng xử lý trực tuyến và theo đó các giao dịch được tự động cập nhật từ chương trình giao dịch vào chương trình quản lý, kiểm soát hạn mức, phê duyệt và chuyển tự động trên máy. Hoạt động mua bán ngoại tệ bán lẻ phục vụ doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân được thực hiện tại tất cả các chi nhánh trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng như giao ngay, kỳ hạn tương lai, quyền chọn, hoán đổi. Thông qua việc quản lý các nguồn ngoại tệ thanh toán, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của chi

nhánh, doanh số kinh doanh ngoại tệ hàng năm đều tăng, đảm bảo góp phần cân đối nguồn ngoại tệ cho toàn hệ thống và nâng cao tỷ trọng thu nhập của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Techcombank có nhiều thuận lợi do kinh ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Doanh thu cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại đã góp phần làm tăng tổng doanh thu chung của ngân hàng.

Năm 2018 Techcombank chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Đến năm 2019 Techcombank có tổng tài sản ước tính đạt 383,699 tỷ. Lợi nhuận trước thuế cán mốc kỷ lục trên 12 nghìn tỷ đồng và đón thêm 1 triệu khách hàng mới, tăng trưởng lần lượt 24,7% và 31,5% so với trước và đến 2020 tổng tài sản doanh nghiệp ước tính đạt 439,6 nghìn tỷ đồng.

- Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C góp phần thúc đẩy hoạt động

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank (Trang 26 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)