Đây là dịch vụ kênh truyền L3VPN được dùng để cung cấp kết nối điểm - điểm, điểm- đa điểm, đa điểm - đa điểm trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh và liên vùng thông qua kết nối lớp 3. Trong kiến trúc L3VPN, các bộ định tuyến khách hàng và của nhà cung cấp được coi là các phần tử ngang hàng. Bộ định tuyến biên khác hàng cung cấp thông tin định tuyến tới bộ định tuyến biên nhà cung cấp PE. PE lưu các thông tin định tuyến trong bảng VRF. Mỗi khoản mục của VRF tương ứng với một mạng khách hàng và hoàn toàn biệt lập với các mạng khách hàng khác. Người dùng VPN chỉ được phép truy cấp tới các site hoặc máy chủ trong cùng một mạng riêng này.
Hình 5.4: Thiết kế dịch vụ L3VPN
Với dịch vụ cung cấp kênh truyền Layer3 giữa các site của khách hàng thì các site khách hàng phải đi qua rất nhiều area trong mạng phải dùng giao thức BGP để trao đổi nhãn, trong các area thì phải dùng giao thức OSPF để chọn ra đường đi ngắn nhất đến đích. Công nghệ MPLS sử dụng giao thức OSPF và BGP để xây dựng bảng nhãn, từ các bảng nhãn thì dữ liệu được tháo, gắn thay đổi trong quá trình vận chuyển. Từ đó mới cung cấp dịch vụ qua lại giữa site khách hàng với nhau.
Đối với dịch vụ này thì mỗi khách hàng có một VRF riêng. Các VRF sẽ được quảng bá vào miền BGP VPNv4. Trong mạng của ISP cần thiết lập được các kênh truyền từ PE1 đến PE3 đầu xa. Bên cạnh đó để đảm bảo tính riêng tư cho khách hàng, cũng như năng lực xử lý của PE, sử dụng giá trị RT export để hạn chế route, đảm bảo chỉ VRF có giá trị RT import trùng với RT export của VRF đầu xa mới có thể học route. Loopback của các PE sẽ được BGP LU quảng bá để thiết lập kênh truyền. Từ PE kết nối đến site của khách hàng sẽ được static route.
❖ Traffic của dịch vụ kênh truyền L3VPN:
Các site của khách hàng sẽ kết nối đến các Router PE của ISP. Traffic được gửi từ site 1 của khách hàng đến Router PE1, PE1 gắn header MPLS và chuyển tiếp trong miền MPLS đến P1 do P1 quảng bá route VRF của khách hàng cho đến cho PE1.
Từ PE1 đến P1 sẽ đi bằng OSPF dùng nhãn LDP do 2 thiết bị này chung miền OSPF với nhau.
Tại P1, P1 được P3 quảng bá route đến VRF khách hàng bằng nhãn BGP LU, nên P1 sẽ forward traffic P3. Do P1 và P3 chung miền OSPF nên P1 dùng nhãn LDP để chuyển dữ liệu đến P3.
Ở P3 được P7 đầu xa quảng bá route VRF khách hàng với next-hop BGP là P9. P3 chuyển traffic đến P5 đến P7 bằng OSPF, sử dụng nhãn LDP vì P3 và P7 có chung miền OSPF với nhau.
Ở P7 nhận route VRF của khách hàng từ P9 quảng bá đến. Dữ liệu được chuyển từ P7 đến P9 bằng OSPF, nhãn LDP.
P9 và PE3 cùng miền OSPF dùng nhãn LDP. Tại PE3 thực hiện tháo header MPLS gửi gói tin đến khách hàng.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Giám sát và Đảm bảo dịch vụ em đã có cơ hội tìm hiểu và áp dụng những kiến thức được học ở trường vào doanh nghiệp, em đã hiểu được một mô hình mạng lưới, các dịch vụ mà doanh nghiệp đang triển khai vào hệ thống.
Trong bài báo cáo này em đã giới thiệu về những giao thức và công nghệ mà mạng truyền tải IP đang áp dụng và triển khai. Em đã trình bày được giao thức OSPF được sử dụng trọng mạng truyền tải, ý nghĩa của giao thức BGP vào mạng truyền tải và công nghệ MPLS áp dụng vào mạng truyền tải như thế nào. Sau cùng là ứng dụng của các giao thức lên thực tế ra sao.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức cùng với thời gian nghiên cứu không nhiều nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô để bản thân có cơ hội hoàn thiện kiến thức hơn. Em xin chân thành cảm ơn!