Đây là dạng nhà kính được nông dân sử dụng đầu tiên tại Đà Lạt để sản xuất hoa cẩm chướng, hoa hồng,… tại vùng Cam Ly - Đà Lạt sau đó được áp dụng để trồng rau, hoa sạch cao cấp.
Đặc điểm của nhà kính dạng này là:
– Chiều cao mái xối: 2.2 – 2.5 – 3.5 m. – Chiều cao tính từ đỉnh mái: 4.2 – 4.5 – 5.5m – Chiều rộng: > 4.0m.
– Trên có mái phủ nilông, chung quanh che màng lưới. – Vật liệu làm khung có thể: sắt, tre, tầm vông, thép,….
– Hệ thống máng xối được thiết kế giữa 2 vòm kế tiếp nhau và ở bên hông nhà, đảm bảo cho nước nước mưa không thể đi vào trong nhà kính.
– Nhà kính, nhà lưới dạng này thích hợp nhất để trồng cúc và một số loại rau. Ưu điểm:
– Hạn chế được sự xâm nhập của các loài sâu hại. – Tránh được tác hại của nước mưa đối với cây trồng. – Đối với khung tre: vốn đầu tư ít.
– Đối với khung sắt: chắc chắn, thời gian sử dụng lâu. – Đơn giản, dễ thiết kế và dễ xây dựng
Nhược điểm
– Nấm bệnh có thể phát triển do độ ẩm và nhiệt độ cao.
– Nhiệt độ tăng cao gây nóng, ảnh hưởng đến năng suất lao động.
– Đối với khung tre: độ chắc chắn không cao, không bền bởi vì nhà dạng này có phần trên khá nặng, vì vậy sau một thời gian sử dụng phải thay.
– Đối với khung sắt: vốn đầu tư cao hơn
Đây là dạng nhà kính được sử dụng nhiều để trồng các loại hoa.