- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT MỘT NGÀY Thờ
Thời gian Hoạt động Nội dung chính Mùa hè Mùa đông
6h30- 8h00
6h45- 8h30
Đón trẻ - đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh, điểm danh cho trẻ chơi theo ý thức
- Thể dục sáng - Uống sữa
- Ổn định lớp học, thảo luận với trẻ về chú để trong ngày ( thông báo cho trẻ về chủ đề đã học 8h00- 8h15 8h15- 8h 30 Hoạt động học có chủ đích
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp hoặc theo nhóm. Nếu lớp đông nên chia thành 3 nhóm, trẻ tìm hiểu khám phá chủ đề theo chủ đề kế hoạch. Có thể tổ chức xen kẽ hoạt động nhóm nhỏ hoặc cá nhân
- Tiếp tục nội dung và kĩ năng mới - Gắn với chủ đề ở các góc đặc trưng 8h15- 9h 30 8h30- 9h45 Hoạt động - Trẻ hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân theo
ngoài trời hứng thú và mối quan tâm của trẻ - Chơi đóng vai - Luyện tập kĩ năng 9h30- 10h15. 9h45- 10h15 Vệ sinh- ăn trưa - Vệ sinh - Ăn bữa chính 11h00- 14h00 11h00- 14h00 Ngủ trưa - Chuẩn bị ngủ - Ngủ trưa 14h00 - 15h10 14h00- 1510 Trẻ dậy- ăn xế - Vệ sinh, vận động nhẹ
- Ăn nhẹ sau khi thức dậy 15h10 - 16h00 15h10- 16h00 Hoạt động Chiều
- Chơi tự do hoặc ôn luyện
- Cả lớp, nhóm hoặc cá nhân
- Nêu gương ( nếu là cuối tuần) 16h00 - 17h30 16h00- 17h30 Trả Trẻ - Trả trẻ
Trong thời gian thực tập, bên cạnh việc tiếp xúc với trẻ, làm quen với các kỹ năng chăm sóc trẻ tại lớp, chúng tôi còn được nhà trường tọa điều kiện học hỏi kinh nghiệm đứng lớp của một số giáo viên trong trường thông qua các tiết dạy mẫu, hầu hết các tiết dạy đều chuẩn bị chu đáo, đẹp, đầy đủ về đồ dùng trực quan, tác phong đứng lớp hấp dẫn, sinh động, trình tự các bươc tiến hành có sự chuyển tiếp nhuần nhuyễn thu hút sự chú ý của trẻ. Chúng tôi có thêm
nhiều kiến thức cũng như biết rõ về tình hình thực tế của trường. Nhờ đó chúng tôi sẽ áp dụng tốt cũng như sáng tạo trong những ngày thực tập tới.
Phần 3: Thu hoạch của sinh viên qua đợt thực tập 1.Những ưu điểm, nhược điểm của bản thân
*Ưu điểm:
- Luôn vui vẻ đoàn kết với các bạn trong nhóm, tạo tâm lí thoải mái để cùng nhau học tập
- Biết cách giao tiếp với trẻ, lôi cuốn trẻ vào câu chuyện của mình - Biết được tâm sinh lí, tính cách của mỗi trẻ
- Yêu trẻ, chăm sóc, quan tâm trẻ bằng cả tấm lòng và khả năng của mình - Bản thân luôn tích cực, tự giác và phát huy vai trò trong môi trường sư phạm
-Tham gia đầy đủ các tiết dạy mẫu, các hoạt động của trường, lớp -Ý thức thực hiện nội quy tốt
- Đi đến trường mầm non đúng giờ, có mặt đầy đủ các buổi
*Nhược điểm
-Thời gian thực tập còn ít ( …tuần ) nên việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em còn hạn chế
- Còn rụt rè chưa mạnh dạn tổ chức các hoạt động cho trẻ - Còn nhiều bỡ ngỡ, chưa trò chuyện tiếp xúc nhiều với trẻ
- Kiến thức còn ít để có thể tiếp thu hết các tiết dạy của giáo viên - Thiếu chút tự tin để giao tiếp với trẻ
- Sự chuẩn bị trong việc học tập quan sát có nhiều thiếu thốn, sơ sài.
Phần 4: Những bài học sư phạm thu nhận được :
Sau 5 tuần thực tập, được tiếp xúc trực tiếp: Cùng ăn, cùng chơi với trẻ đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng, niềm vui, mặc dù có những
lúc mệt mỏi vì chưa thích nghi với môi trường, những kinh nghiệm bổ ích trong công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Trước tiên, tôi thấy được sự ân cần, yêu thương của những giáo viên đứng lớp cả một ngày miệt mài tận tụy với những trẻ thơ trong từng bữa ăn, giấc ngủ hay trong những hoạt động. Đó cũng chính là những tấm gương của thế hệ đi trước cho chúng tôi, những người đang tập tễnh bước đầu làm quen với nghề .
Chúng tôi đã được làm quen với những công việc của một người giáo viên mầm non cần phải làm trong một ngày. Và tôi nhận thấy rằng, điều quan trọng và cần thiết của một giáo viên mầm non là sự yêu thương của tình mẫu tử, chính tình yêu ấy sẽ giúp cô luôn có niềm vui bên trẻ, xua tan đi những mệt mỏi trong một ngày để có sự sáng tạo không ngừng, để đem những gì là tốt nhất đến cho trẻ.
Để có thể tiếp xúc với trẻ cách dễ dàng cũng như có những tác động phù hợp đến trẻ, chúng ta cần nắm và hiểu những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để biết được trẻ mong muốn gì, cần gì. Đây là lứa tuổi mà những tác động của cô ảnh hưởng
rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, giáo viên phải rất cản thận trong các tác động của mình.
Đối với mỗi con người, tên gọi để phân biệt giữa người này với người khác và nhiều chức năng khác, thì đối với trẻ cũng thế, giáo viên phải biết rõ và thuộc tên của trẻ thì mới có thể tác động đến trẻ hiệu quả và điều đó cũng làm cho trẻ thích thú vui sướng khi nhắc đúng tên trẻ .
Bản thân em hơn ai hết thấy rõ tầm quan trọng của đợt thực tập sư phạm này. Đây là chìa kháo mở đường cho em bước vào sự nghiệp trồng người của mình sau này. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cần phải biết tiếp cận thực tế như thế nào để biết được cách giảng
dạy, cách lên lớp, cách soạn giáo án, giao tiếp với trẻ và giáo viên, giữa đồng nghiệp với nhau và xã hội, góp phần xây dựng nghiệp vụ chuyên môn vững chắc hơn để sau này bước lên bục giảng tiếp cận với môi trường sư phạm xứng đáng là nghề dạy học, nghề trồng người .
Qua đợt thực tập tại trường mầm non A đã giúp em biết thêm nhiều về tâm lý trẻ, giúp em có thêm kinh nghiệm, sự tự tin, mạnh dạn hơn để thực hiện công tác giảng dạy của mình sau này. Ngoài ra em còn học hỏi thêm kinh nghiệm quý báo của các cô giáo trong trường và hoạt động kiến tập mang lại để làm tư liệu hành trang cho sự nghệp trồng người. Qua những tiết dạy mẫu của cô giáo viên, đã giúp cho em có những kiến thức, kinh nghiệm mà nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp thực hiện thì không thể hiểu được và qua đó cũng giúp em thấy những thiếu sót của bản thân mình và tự sửa chữa đánh giá củng cố kiến thức kinh nghiệm lòng yêu nghề, yêu trẻ.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn ban giám hiệu nhà trường mầm non A đặc biệt các giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian Thực tập.
Phần 5: Kiến Nghị- đề xuất:
- Thông qua ý nghĩa của đợt thực tập sư phạm lần này. Tôi mong rằng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nói chung, trường Cao Đẳng Sư Phạm nói riêng tao điều kiện tổ chức cho những ai đang theo đuổi nghề Mầm Non này có nhiều thời gian để tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn, để kịp thời nắm bắt phương pháp giáo dục trẻ nhờ đó ngày một nâng cao thêm tri thức phục vụ cho nghề giáo dục sau này.