Trao quyền cho người lao động (Employee Empowerment).

Một phần của tài liệu Chương2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị (Trang 37 - 40)

Việc trao quyền có nghĩa là giao quyền và sự sáng tạo cho người lao động bằng cách cho họ được tự do, có được các nguồn lực, thông tin và các kỹ năng cần thiết để ra quyết định và thực thi chúng một cách hiệu quả

Trong tổ chức học tập, con người chính là thế mạnh chính yếu của nhà quản trị chứ không phải là sự tối thiểu hoá chi phí.

- Thông tin công khai (Open Information)

Một tổ chức học tập luôn tràn ngập thông tin. Để xác định nhu cầu và giải pháp cho các vấn đề, con người cần nhận thức rõ những gì đang diễn ra. Họ phải thấu hiểu toàn bộ tổ chức cũng như từng bộ phận, đơn vị của nó

2. Nơi làm việc định hướng công nghệ

- Nơi làm việc định hướng công nghệ Việc chuyển sang tổ chức học tập có mối liên quan chặt chẽ với sự chuyển đổi hiện nay đến việc quản trị nơi làm việc định hướng công nghệ (a technology-driven workplace).

- Thế giới kinh doanh điện tử bùng nổ khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thế giới số trên máy điện toán hơn là một không gian vật lý. E- business đòi hỏi công việc trong tổ chức được thực hiện qua việc sử dụng kết nối điện tử (bao gồm cả Internet) với người tiêu dùng, các đối tác, các nhà cung cấp, người lao

động hoặc các giới liên quan khác

• Thương mại điện tử (E-commerce)

• Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Mỗi một trường phái quản trị đều hướng tới việc giải quyết các vấn đề do thực tế quản trị đề ra:

Quan điểm truyền thống tập trung vào nhà quản trị và các công việc của họ: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Quan điểm hành vi chú trọng đến vấn đề con người trong tổ chức trên phương diện tâm lý xã hội.

Các lý thuyết quản trị hệ thống xem tổ chức là một nhân tố trong xã hội và có mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần trong tổ chức.

Toàn cầu hóa, tính đa dạng của lực lượng lao động, tính sáng tạo, các yêu cầu về quản lý chất lượng là những yếu tố được quan tâm đến triong công tác quản trị hiện nay.

Một phần của tài liệu Chương2: Sự phát triển của tư tưởng quản trị (Trang 37 - 40)