CHƢƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu, địa diểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sử dụng cóc nhà (bufo melanostictus) trong phòng trừ sâu hại lạc ở trại nông nghiệp (Trang 28 - 30)

2.1 Vật liệu, địa diểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Vật liệu

- Cóc nhà

Cóc nhà (Bufo melanostictus): Cơ thể thô, sần sùi, trên lƣng và chân có

nhiều mụn cóc to nhỏ xen kẻ. Về phía mang tai các mụn cóc tập hợp lại thành hai tuyến lớn gọi là tuyến mang tai. Ðầu cóc thƣờng màu đen, lƣng màu xám vàng, vàng nhạt, đỏ nâu hay xám nhạt. Phần bụng màu trắng lợt hay có đốm, cổ họng màu đen nhạt. Cóc đực lớn nhất có chiều dài thân 0,6cm, cóc cái lớn nhất 0,8cm. Mõm nhọn, ngắn bẹt ra. Miệng rộng lƣỡi bầu tròn. Màng nhĩ có chiều dài 2/3 đƣờng kính mắt. Chi trƣớc ở đầu ngón có vết chai, ngón 1 và ngón 3 dài hơn các ngón khác. Chi sau các ngón có da nối 1/2.

Cóc nhà thƣờng sống gần ngƣời, chúng sống ở quanh nhà trong những hang hốc nhỏ, khô ráo, kín gió có sẵn nhƣ góc tƣờng, đống gạch. Hang của cóc gần nhƣ cố định, mỗi hang cóc từ 2 - 5 con. Cóc kiếm ăn từ sẫm tối đến gần sáng. Thức ăn của chúng là những loại côn trùng (ruồi,

muỗi, dán, mối, chuồn chuồn, kiến, nhện, giun đất...). Nếu ban ngày trời u ám có mƣa thì cóc cũng hoạt động kiếm ăn (do hang giun đất bị ngập nƣớc giun ngoi lên mặt đất làm thức ăn cho cóc). Cóc có khả năng nhận biết đƣợc sự thay đổi áp suất của không khí, do đó tiếng nghiến răng của cóc báo hiệu trời mƣa. Cóc đẻ nhiều lứa trong một năm, mùa sinh sản của cóc thay đổi theo từng vùng (khoảng tháng 4, 5 đến tháng 11, 12). Trứng màu đen tạo thành những giải trứng dài (có khi đến 10m) vắt trên các cành cây, đám cỏ hoặc chìm sâu xuống đáy. Cóc ghép đôi nhiều nhất vào ban đêm từ 21 - 22 giờ trở đi.

Cóc là loài lƣỡng cƣ có ích vì góp phần tiêu diệt côn trùng có hại. Thịt cóc ngon bổ, bột cóc là thuốc chữa bệnh còi xƣơng. Mủ cóc cũng là dƣợc liệu quí .

- Sâu hại lạc +Sâu xám

Là đối tƣợng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thƣờng cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng.

+Sâu khoang

Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trƣởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.

+Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hƣởng đáng kể đến năng suất lạc.

+Rệp hại lạc

Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trƣởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém.

Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mƣa phùn, ruộng lạc ẩm ƣớt, rậm rạp.

2.1.2. Địa điểm

Cơ sở II khoa Nông – Lâm – Ngƣ ( Nghi Phong – Nghi Lộc – Nghệ An)

Một phần của tài liệu Thử nghiệm sử dụng cóc nhà (bufo melanostictus) trong phòng trừ sâu hại lạc ở trại nông nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)