Khái niệm chi phí cơ hội của hàng hóa
• Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác mà nền kinh tế buộc phải hy sinh để dành nguồn lực cho việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó.
• Trên đồ thị PPF. CPCH được biểu thị bằng độ dốc của PPF tại điểm sản xuất. Nếu CPCH không đổi, PPF là đường thẳng. Nếu CPCH tăng PPF là đường cong lõm về gốc.
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
• Thực tế CPCH của hàng hóa luôn có xu hướng tăng dần khi tăng sản lượng hàng hóa.
• Nguyên nhân chi phí cơ hội của một hàng hóa tăng trong thực tế là do các nguồn lực dành cho việc sản xuất hàng hóa đó ngày càng trở lên không phù hợp cho việc sản xuất hàng hóa đó.
TẤT CẢ CÁC YẾU TỐ KHÁC KHÔNG THAY ĐỔI
Giả định các yếu tố khác không thay đổi
• Khi phân tích sự thay đổi của một đại lượng nào đó sẽ có rất nhiều nhân tố tác động. Để cho việc phân tích được đơn giản và rõ ràng, trong các mô hình phân tích thường chỉ phân tích tác động riêng của từng nhân tố với giả định các nhân tố khác là không thay đổi.( Lưu ý điều này không có nghĩa các nhân tố khác không tác động)
• Để thấy được tác động tổng hợp các nhân tố, chúng ta sẽ để lần lượt từng nhân tố tác động.
Ví dụ:
Giả thuyết là một sự tăng lên của giá cả hàng hóa làm giảm số lượng tiêu dùng của người tiêu dùng với giả định là không có những thay đổi khác mà có thể cũng tác động đến nhu cầu tiêu dùng.
ĐỒ THỊ Mô hình được thể hiện bằng các hàm toán và được minh họa bằng đồ thị
Khái niệm đồ thị
• Hàm số phản ánh mối quan hệ giữa các biến • Đồ thị sơ đồ hóa mối quan hệ hàm số
• Các biến trong mô hình là các đại lượng kinh tế cần quan tâm, nó có thể xác định và đo lường được
Phân loại biến số:
• Theo tác động: biến nội sinh và biến ngoại sinh • Theo đo lường: biến danh nghĩa, biến thực tế
Độ dốc của đồ thị
• Độ dốc phản ánh mỗi quan hệ cụ thể giữa các biến, khi biến này thay đổi 1 đơn vị thì biến khác thay đổi là bao nhiêu. • Ý nghĩa kinh tế của độ dốc: trong mô hình độ dốc thể hiện các giá trị biên
Cách xác định độ dốc của đồ thị
KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ KINH TẾ HỌC CHUẨN TẮC
Kinh tế học thực chứng
• Mô tả những hiện tượng thực tế trong một nền kinh tế- cái gì, thế nào và cho ai và các hành vi ứng xử của chúng. • Nhận định thực chứng mang tính chất mô tả.
Ví dụ: lương tối thiểu gây ra thất nghiệp
Kinh tế học chuẩn tắc
• Đưa ra các quan điểm về đạo đức và các nhận định chủ quan vào vấn đề cái gì, thế nào và cho ai của nền kinh tế. • Việc đánh giá chuẩn tắc liên quan cả đến đến các giá trị và thực tế.
• Nhận định chuẩn tắc mang tính chất khuyến nghị.
Ví dụ: Chính phủ cần tăng lương tối thiểu
Sự khác biệt giữa kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc
Sự khác biệt giữa nhận định thực chứng và chuẩn tắc là đánh giá tính chân thực của nó như thế nào.
• Một nhận địch thực chứng có thể bị loại bỏ bằng các bằng chứng thực tế như phân tích số liệu. Các tuyên bố thực chứng có căn cứ thực tế và có thể kiểm tra được.
• Một nhận định chuẩn tắc không thể chỉ đánh giá bằng các số liệu, việc đánh giá môt chính sách không chỉ thuần túy là khoa học mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức, tôn giáo và tư tưởng chính trị. Các tuyên bố chuẩn tắc là các đánh giá giá trị và không thể kiểm tra được
• Đa phần các bất đồng giữa các nhà kinh tế học xuất phát từ khác biệt về giá trị (vấn đề chuẩn tắc)
Quan hệ giữa nhận định thực chứng và chuẩn tắc:
• Quan điểm thực chứng về phường thức vận hành của thế giới ảnh hưởng đến quan điểm chuẩn tắc về những chính sách nào là đáng mong muốn.
• Tuy nhiên các kết luận chuẩn tắc không chỉ rút ra từ phân tích thực chứng. Nó cần cả sự phân tích thực chứng và các đánh giá giá trị.