Thời gian mở cửa: Giờ mở cửa (các ngày trong tuần): 8h00 – 17h00 Giá vé: 20.000 đồng/lần/người (kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015). Miễn phí:
Trẻ em, học sinh, sinh viên;
Công dân thường trú tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam;
Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên theo Luật người cao tuổi;
Người khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật;
Đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi thụ hưởng văn hóa quy định tại Điều 2, Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”;
Bảo tàng liên tục xây dựng những hoạt động nhằm thu hút du khách. Vào cuối tuần, số lượng khách đến tham quan tại Bảo tàng Đà Nẵng khá đông, đây còn là địa điểm yêu thích của học sinh từ các trường học trên địa bàn thành phố. Bên cạnh công tác trưng bày, hoạt động giáo dục được xác định là chìa khóa để bảo tàng thu hút công chúng đến tham quan và tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa bảo tàng với cộng đồng. Trong giai đoạn này, các chương trình giáo dục còn khá đơn giản, chỉ tập trung vào hoạt động hướng dẫn khách tham quan, phục vụ nhu cầu học tập ngoại khóa của học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố. Đối tượng công chúng chính của các hoạt động giáo dục bảo tàng trong thời gian này chủ yếu là học sinh, sinh viên.
Bảo tàng sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng đề án phát huy các di sản, xem đây là cuộc hành trình quảng bá di sản với cộng đồng, giúp người dân nhận thức được giá trị di sản vốn bị bỏ ngỏ, ít dành sự quan tâm. Ngoài việc ứng dụng công nghệ vào dự án bản đồ số xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động du lịch của Đà Nẵng, sắp tới bảo tàng sẽ hình thành phố di sản như phố du lịch, mua sắm, đưa dân ca bài chòi đến gần với người dân cùng với việc xây dựng chuyên đề giáo dục, hướng đến học đường...
Bảo tàng Đà Nẵng thường xuyên kết nối, thuyết phục các công ty lữ hành, tour du lịch. Do số lượng khách nội địa đến với bảo tàng còn chưa đông và đặc thù khách Việt chủ yếu đi nghỉ dưỡng, tìm đến những khu vui chơi, bảo tàng chủ động đề xuất mở hội thảo để giải bài toán này. Khách du lịch hay công chúng chính là mối quan tâm hàng đầu của các bảo tàng và hoạt động của Bảo tàng Đà Nẵng đều hướng tới mục tiêu phục vụ công chúng. Việc gắn kết các hoạt động với sự phát triển du lịch thành phố là một trong những cách làm tốt để lan tỏa, giữ gìn những giá trị văn hóa lịch sử qua nhiều thời kỳ.
Các hoạt động thường niên:
Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu và triển khai tổ chức nhiều hoạt động mới để thu hút các đối tượng công chúng khác nhau, nhất là đối với người dân địa phương, cụ thể như chương trình “Nghệ nhân trao truyền” , chương trình trải nghiệm “Phiên chợ ngày Tết” , chương trình “Ngược dòng ký ức”.
Chương trình “Giờ học ngoại khóa tại Bảo tàng”
http://baotangdanang.vn/tham-luan-tai-hoi-nghi-tong-ket-de-day-manh-cac- hoat-dong-hoc-tap-suot-doi-trong-cac-thu-vien-bao-tang-nha-van-hoa-cau-lac- bo-xay-dung-khong-gian-hoc-tap-suot-doi-danh-cho-cac-doi-tuong-cong-c.html
Từ thành công của hoạt động này, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những chương trình giáo dục mới, hướng tới đối tượng khách gia đình, người cao tuổi, vv… với mục tiêu lan tỏa hơn nữa các giá trị của Bảo tàng đến với cộng đồng. Trong giai đoạn này, Bảo tàng có sự đầu tư nghiên cứu đối tượng khách tham quan qua khảo sát, các điều tra xã hội học để nắm bắt nhu cầu khách tại bảo tàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan tại bảo tàng. Các chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục hàng năm được nghiên cứu, đầu tư đổi mới; chiến lược giáo dục của Bảo tàng cũng được xây dựng với phương châm tăng cường yếu tố trải nghiệm dành cho công chúng trong các hoạt động giáo dục và đa dạng các đối tượng công chúng của bảo tàng.
5. Thành tựu
- Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là nơi lưu giữ, tôn vinh các giá trị văn hóa, dân tộc mà còn là một địa chỉ giúp nhân dân thành phố và du khách hiểu rõ hơn lịch sử hình thành, phát triển và đấu tranh của thành phố.
-Tại đây,đặc biệt nhiều trường học đã kết nối để tạo một nơi cho học sinh-sinh viên có thể thoải mái tham quan,hoàn thành các bài ngoại khóa.
-Nơi đây cũng thu hút một lượng khách du lịch nhất định.Muốn tìm hiểu và tham quan các di tích lịch sử Việt Nam.
Qua buổi “tham quan” qua màn hình, ta hiểu được hai địa điểm trên đểu có điểm chung chính là một thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt :
Với nhà trưng bày Hoàng Sa có hơn 300 tư liệu,hiện vật,bản đồ,hình ảnh…phản ánh quá trình lịch sử từ những ngày đầu khi các vua chúa Nguyễn khai phá,xác lập chủ quyền cho đến nay.Nơi đây đem lại cho chúng ta những cảm nhận về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Với bảo tàng Đà Nẵng có hơn 2.500 tư liệu,hình ảnh,hiện vật từ thủa xa xưa đến nay của thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận.Từ đây chúng ta hiểu ra được thêm nhiều giá trị về lịch sử,văn hóa ,những vẻ đẹp vượt thời gian từ cổ vật,.
Có thể thấy rằng dù là nhà trưng bày Hoàng Sa – Đà Nẵng hay bảo tàng Đà Nẵng thì tất cả đều mang đến những nét đẹp truyền thống,giá trị tinh thần,bản sắc văn hóa,chủ quyền của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Mặc dù chúng em không được tham quan, khám phá một cách trực tiếp, nhưng sau khi xem qua những thước phim ghi lại toàn bộ không gian bên trong bảo tàng, nhà trưng bày cũng như các tư liệu lịch sử, chúng em cảm thấy rất hào hứng, phấn khởi. Qua đó, không chỉ giúp em tìm hiểu truyền thống lịch sử của địa phương, thêm hứng thú với môn học “khô khan” này - “Chủ Nghĩa Mác- Lênin” , nâng cao ý thức tham gia bảo vệ gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam và nhất là yêu thương cộng đồng, những mảnh đời bất hạnh, phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng em đã được học hỏi và lĩnh hội rất nhiều điều. Mong rằng trong tương lai gần, chúng em sẽ có những chuyến tham quan thực tế sau khi hết dịch bệnh.