3.4 Thẩm quyền liên quan đến thả tàu nhanh

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA án QUỐC TẾ THUỘC LIÊN HỢP QUỐC, TÒA án HÌNH SỰ QUỐC TẾ, TÒA án QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (Trang 27 - 40)

• Thẩm quyền thả tàu nhanh là một thẩm quyền đặc thù được trù định tại Điều 292 của UNCLOS.

• Nghĩa vụ thả nhanh tàu thuyền và thuỷ thủ được quy định trong các điều khoản về hoạt động chấp pháp của quốc gia ven biển trong lĩnh vực tài

nguyên sinh vật (như đánh bắt cá) ở Điều 73(2), lĩnh vực bảo vệ môi trường biển ở Điều 220(7) và Điều 226(1)(b).

• Các yếu tố chính cần xem xét đến bao gồm (1) mức độ nghiêm trọng của cáo buộc vi phạm, (2) hình phạt có thể bị áp dụng theo luật của quốc gia bắt giữ, (3) giá trị của tàu bị bắt giữ và hàng hoá trên tàu, (4) mức bảo lãnh và hình thức bảo lãnh mà quốc gia bắt giữ yêu cầu

Chương IV: Tòa án Hình Sự Quốc tế

1 Sơ lược hình thành

• Tòa án Hình sự quốc tế ra đời năm 2002 để buộc các cá nhân phải chịu trách nhiệm trước tội ác tàn bạo của mình với nhân loại, từ đó giúp ngăn chặn tội phạm loại này được thực hiện trong tương lai

2 Thành phần, cơ cấu tổ chức của Tòa án Hình sự Quốc tế

2.1 Ban chánh án

• Cơ quan này bao gồm chánh án, phó chánh án thứ nhất và phó chánh án thứ hai

• Ban chánh án có trách nhiệm đối với hoạt động chức năng có hiệu quả của Tòa án ngoại trừ

Phòng công tố và thực hiện các chức năng khác do Quy chế quy định

2.2 Các tòa của Tòa án hình sự quốc tế

• Bao gồm tòa phúc thẩm, tòa xét xử và tòa tiền xét xử

• Các chức năng xét xử của Tòa án sẽ do các hội đồng tại các tòa nói trên thực hiện, cụ thể:

• + Hội đồng xét xừ phúc thẩm bao gồm tất cả các thẩm phán của Tòa phúc thẩm;

• + Hội đồng xét xử của Tòa xét xử bao gồm 3 thẩm phán của tòa này;

• + Hội đổng xét xử của Tòa tiền xét xử bao gồm 3 thẩm phán hoặc một thẩm phán của Tòa này theo từng trường hợp cụ thể được quy định.

2.3 Phòng công tố

• Phòng công tố hoạt động độc lập với tư cách là một cơ quan tách biệt của tòa án.

• Thành phần phòng công tố bao gồm công tố viên, một hoặc một số phó công tố viên giúp việc cho công tố viên và được quyền thực hiện các công việc giành cho công tố viên.

2.4 Phòng lục sự

• Phòng lục sự là cơ quan hành chính của Tòa án, chịu trách nhiêm về các vấn đề không mang tính chất tư pháp trong quản lý và điều hành hoạt

động của Tòa án, không gây ảnh hưởng và tác động đến chức năng và quyền hạn của phòng công tố.

• Thành phần của phòng lục sự gồm: lục sự, phó lục sự và đơn vị nạn nhân - nhân chứng

3 Thẩm quyền của Tòa

3.1 Thẩm quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế

• Thẩm quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) được xác định đối với các cá nhân có hành tội phạm nghiêm trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế, như tội diệt chủng (Điều 5 khoản 1 mục a), tội ác chống nhân loại (Điều 5 khoản 1 mục b), tội ác chiến tranh (Điều 5 khoản 1 mục c), và tội xâm lược (Điều 5 khoản 1 mục c).

•  

• Các loại hình tội phạm này lần lượt được định nghĩa riêng biệt tại các Điều 6, 7 và 8.

3.2 Tòa án hình sự quốc tế (ICC) thực hiện quyền xét xử khi nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tòa án hình sự quốc tế chỉ thực hiện quyền xét xử của mình trong trường hợp tòa án quốc gia không có khả năng hoặc vì lý do nào đó tòa án này

không muốn, không có ý định thụ lý để giải quyết vụ việc.

•  

• ICC không phải là cơ quan tư pháp đảm nhiệm chức năng xét xử thay thế cho tòa án quốc gia

• Theo Quy chế, tòa án hình sự quốc tế chỉ có thể thực hiện thẩm quyền xét xử của mình đối với các loại hình tội

phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế, nếu:

•  

• - Một hoặc các quốc gia có liên quan là thành viên của

Quy chế về Tòa án hình sự quốc tế; .

•  

• - Bị cáo là công dân của quốc gia thành viên Quy chế;

•  

• - Tội phạm thuộc phạm điều chỉnh của Quy chế được

thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia thành viên;

•  

• - Quốc gia không phải là thành viên của Quy chế có thể

quyết định chấp nhận thẩm quyền tài phán của tòa án hình sự quốc tế đối vái các tội phạm hình sự do công dân nước mình thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của mình

3.3 Các điều kiện nêu trên không được áp dụng khi?

Một phần của tài liệu THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA án QUỐC TẾ THUỘC LIÊN HỢP QUỐC, TÒA án HÌNH SỰ QUỐC TẾ, TÒA án QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (Trang 27 - 40)