Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Một phần của tài liệu Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công cơ khí của hộ kinh doanh bàng mỹ nhi (Trang 33)

3.3.1. Giảm thiểu bụi, khí thải

a. Bụi phát sinh từ quá trình sản xuất

1.Giảm thiểu bụi từ quá trình gia công cơ khí

Từ quá trình cắt sẽ sản sinh ra một lượng bụi kim loại có trọng lượng nặng, khó phát tán ra môi trường xung quanh mà chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực cắt. Do đó, các máy gia công sẽ có các tấm chắn kim loại xung quanh máy để bụi và vụn kim loại không phát tán ra ngoài. Bề mặt của máy gia công sẽ được thiết kế hơi nghiêng về phía ngăn chứa để bụi kim loại rơi vào ngăn. Phía dưới mỗi máy sẽ có 1 ngăn chứa bụi, mạt kim loại phát sinh khi gia công, ngăn chứa này được bố trí ngay phía dưới bộ phận cắt, mài, tiện và xử lý bề mặt. Nhờ vậy mà bụi, vụn kim loại phát sinh sẽ rơi xuống ngăn chứa này và được giữ lại tại đây. Khi ngăn chứa đầy hoặc cuối mỗi ca sản xuất, công nhân sẽ mở cửa ngăn chứa và thu gom bụi, vụn kim loại đưa về nhà chứa rác công nghiệp. Bụi cùng với các vụn kim loại phát sinh sẽ được công ty thu gom và hợp đồng với các đơn vị chức năng thu gom và xử lý.

Bụi từ quá trình mài sẽ có kích thước nhỏ dễ phát tán rộng gây ảnh hưởng đến công nhân làm việc cũng như môi trường xung quanh. Theo kết quả tính toán, nồng độ bụi kim loại phát sinh trong trường hợp không có biện pháp thu gom là 0,24 mg/m3 khá nhỏ so với giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc (mức cho phép là 8 mg/m3). Do vậy, cơ sở sẽ thực hiện các biện pháp như sau:

Lắp đặt quạt hút công nghiệp để thông thoáng nhà xưởng; bố trí quạt công nghiệp cho phía sau công nhân để bụi kim loại khi phát sinh sẽ được đẩy ra phía trước, không tác động đến công nhân trực tiếp sản xuất.

Thường xuyên tổ chức vệ sinh máy, vệ sinh, thu gom bụi rơi vãi trong xưởng sản xuất bằng máy hút bụi công nghiệp, hạn chế bụi sa lắng phát tán ngược lại môi trường không khí (tổ chức vệ sinh vào cuối ca sản xuất).

Đối với công nhân làm việc tại các công đoạn trong nhà xưởng đều được trang bị khẩu trang, mắt kín, mặt nạ cần thiết để đảm bảo an toàn.

Trang bị mắt kính cho tất cả công nhân viên làm việc cũng như khách hàng khi ra vào xưởng.

Trang bị quần áo bảo hộ (vải có độ dày thích hợp) để công nhân không bị mảnh kim loạn bắn vào người, gây trầy xước và thương tật.

Trồng cây xanh trong khuôn viên dự án và dọc đường giao thông với các loại cây có tán lớn, lâu năm, cây bụi, thảm cỏ...Cây xanh sẽ có vai trò chắn bụi, chắn gió hạn chế việc phát tán bụi đi xa. Cây xanh cung cấp oxy cho không khí, trong quá trình tổng hợp dinh dưỡng, cây xanh hấp thụ khí CO2 và một số loại bụi có hại khác thải ra môi trƣờng và biến đổi thành khí O2, cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người.

2.Giảm thiểu tác động khói hàn

Như đã được đánh giá ở phần trước, tải lượng của các chất ô nhiễm phát sinh từ công đoạn hàn không lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân, công ty sẽ thực hiện các biện pháp như sau:

- Công nhân hàn được trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho quá trình hàn đầy đủ như áo quần bảo hộ, khẩu trang, bao tay, kính chuyên dụng.

- Khu vực hàn tách riêng biệt với các khu vực khác nhằm tránh ảnh hưởng đến công nhân tại các khu vực này.

- Đối với công đoạn hàn được thực hiện trong môi trường không khí mở, khí thải được phát tán trong môi trường rộng nên việc thu gom khó khăn. Tuy nhiên, công nghệ hàn của dự án không sử dụng chất độc hại, thành phần của khói hàn chủ yếu là khí CO2 và hơi nước, mức độ nguy hại không cao đối với môi trường và không khí. Tuy nhiên, trong nhà xưởng, công ty sẽ trang bị các quạt hút công nghiệp ở vách nhà xưởng để tăng cường trao đổi không khí ô nhiễm trong nhà xưởng với không khí sạch bên ngoài, để đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân.

- Bên ngoài nhà xưởng sẽ được trồng cây xanh xung quanh khuôn viên, cây xanh vừa tạo cảnh quan cho nhà xưởng, vừa có vai trò điều hòa khí hậu. Với khí CO2 và hơi nước từ khói hàn sẽ được cây xanh hấp thụ thông qua quá trình quang hợp và tạo thành khí oxy, cung cấp lại cho môi trường không khí, nhờ vậy mà không khí được làm sạch. Ngoài ra, dải cây xanh này

còn là hành hành lang cách ly khu vực sản xuất của dự án với các đối tượng lân cận.

3.Giảm thiểu bụi phát sinh từ quá trình gia công sản xuất hàng mộc gia dụng

Trong quá trình gia công sản xuất hàng mộc gia dụng sẽ phát sinh bụi gỗ từ công đoạn cắt, cưa, bào, khoan, tiện, chà nhám,…. Để hạn chế ảnh hưởng từ bụi, khí thải đến môi trường xung quanh và công nhân làm việc trong khu vực dự án, Cơ sở sẽ thực hiện các biện pháp quản lý, đầu tư lắp đặt quạt thông gió, hệ thống cyclone thu gom bụi và lọc túi vải.

Nhà xưởng sẽ trang bị hệ thống cyclone thu gom bụi và lọc túi vải để thu gom, xử lý bụi gỗ.

Đảm bảo tất cả khí thải phát tán vào không khí đều đạt chuẩn khí thải theo QCVN 05:2013/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh), QCVN 06:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh), QCVN 19:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và một số chất vô cơ), QCVN 20:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ, QCVN 26:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc, QCVN 03:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc, QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.

Để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của dự án, HTXLKT để xử lý bụi gỗ sẽ được bố trí ở cuối nhà xưởng, gần với khu vực cưa cắt gỗ, sơ đồ thu gom được trình bày cụ thể như sau:

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Bụi phát sinh từ các công đoạn trên được thu gom và dẫn về cyclone. Tại cyclone, không khí có chứa bụi được đưa vào phần trên của cyclone bằng một đường ống lắp theo phương tiếp tuyến với vỏ ngoài hình trụ của cyclone. Do vậy mà dòng không khí sẽ có hướng chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ dần về phía dưới. Khi gặp phần đáy hình phễu dòng khí sẽ bị đẩy ngược trở lên, trong khi đó dòng khí vẫn giữ chuyển động xoắn ốc và thoát ra ngoài qua đường ống ở phía trên đỉnh của cyclone. Trong quá trình chuyển động xoắn ốc, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng có xu hướng tiến dần về phía vỏ hình trụ hoặc đáy hình phễu rồi chạm vào thành của cyclone và rơi xuống phía dưới. Ở đáy phễu của cyclone, có lắp van xả bụi vào thiết bị thu bụi, sau đó bụi sẽ đi vào buồng chứa bụi có kích thước: D×R×C = 2m×2m×2m.

Bụi gỗ thu gom được sẽ được công ty hợp đồng mua bán với đơn vị có chức năng thu mua. Khi qua cyclone, các hạt bụi có kích thước lớn bị tách ra và bị giữ lại ở đáy phễu của cyclone.

Nguồn phát sinh bụi

Hệ thống chụp hút và ống dẫn bụi

Hệ thống Cyclone

Thiết bị lọc bụi túi vải

Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Cyclone

Tuy nhiên, vì dòng khí ra khỏi cyclone vẫn còn chứa các hạt bụi có kích thước nhỏ. Để bụi có trong dòng khí thải được xử lý triệt để, tiếp tục dẫn dòng khí qua thiết bị lọc bụi túi vải.

Thiết bị lọc bụi túi vải:

Tại thiết bị lọc bụi túi vải, các hạt bụi có kích thước bé được giữ lại trong túi vải, không khí sạch thoát ra ngoài qua lớp vải của túi vải và phát tán ra môi trường.

Sau khi qua các thiết bị xử lý bụi (cyclone và thiết bị lọc túi vải), dòng khí thải được xử lý tương đối sạch trước khi phát tán ra môi trường. Bụi lắng từ Cyclone và túi vải sẽ đi vào buồng chứa bụi có kích thước: D×R×C = 2m×2m×2m. Định kỳ cơ sở sẽ thu gom bụi và hợp đồng mua bán với các đơn vị có chức năng đến thu mua.

Biện pháp giảm thiểu bụi từ khu vực lọc bụi túi vải và cyclone

Thu gom, giũ bụi đúng thao tác đối với túi lọc túi vải sau mỗi ngày làm việc.

Giũ bụi đúng thao tác đối với thiết bị cyclone thu bụi theo định kỳ mỗi tháng một lần.

Bụi gỗ thu gom từ cyclone và thiết bị lọc bụi túi vải sẽ được lưu chứa trong thùng chứa và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý đến thu gom, mang đi xử lý.

c. Giảm hơi dung môi keo 502

Theo đánh giá ở phần trên, tuy trong quá trình hoạt động sản xuất tại dự án sử dụng keo 502 tương đối ít và không thường xuyên, nhưng do keo 502 có thành phần độc hại nên khi sử dụng, cần phải có những biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất và môi trường xung quanh như sau:

- Trang bị đầy đủ các loại dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với keo 502 trong quá trình sử dụng như: kính mắt, khẩu trang, găng tay, mặt nạ chống độc.

- Khu vực làm việc phải đảm bảo thông thoáng, thiết kế các cửa ra vào, cửa chớp thông gió hợp lý để đón gió tự nhiên.

- Thông gió cưỡng bức nhà xưởng (dùng quạt): Bố trí các quạt thổi tại các vị trí sử dụng keo.

- Các công nhân được hướng dẫn cách dán đúng phương pháp, đúng thao tác.

* Ưu nhược điểm

• Ưu điểm:

- Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải;

- Nồng độ khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT. - Hiêu suất lọc bụi tương đối cao.

- Không gian lắp đặt nhỏ - Cấu tạo đơn giản.

• Nhược điểm:

- Vận hành phức tạp, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.

3.3.2. Nước thải

Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của dự án là 4,5 m3/ngày (quy ước bằng 100% lưu lượng sử dụng).

Hình 3.3. Sơ đồ quản lý nước thải của cơ sở

Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tại dự án cùng với nước thải từ bồn rửa tay, chân. Sơ đồ một kiểu bể tự hoại điển hình được đưa ra trên hình dưới đây:

Hình 3.4. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom triệt để vào bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại đồng thời gồm 3 chức năng: lắng, phân hủy cặn lắng và lọc. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, định kỳ thuê đơn vị đủ chức năng hút và vận chuyển đi xử lý. Dưới tác dụng của VSV kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần được tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các

NGĂN CHỨA NƯỚC NGĂN LẮNG NGĂN LỌC Nước thải sinh hoạt Hố gas chảy về HTXLNT

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh

Bể tự hoại 3 ngăn

Hầm tự thấm 140 m3

Hệ thống xử lý nước thải 5m3/ngày

Nước thải rửa tay, chân

chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 – 65% cặn lơ lửng SS và 20 – 40% BOD5. Nước thải sau khi qua xử lý tại bể tự hoại sẽ cùng với các loại nước thải khác như nước vệ sinh chân tay,… tiếp tục xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt cột A, QCVN

40:2011/BTNMT và chảy về hầm tự thấm trong khuôn viên dự án. Tính toán thể tích bể tự hoại:

Thể tích phần nước: Wn = K x Q K: hệ số lưu lượng, K = 2,5

Q: lưu lượng nước thải sinh hoạt trung bình ngày đêm, Q = 4,5 m3/ngày Wn = 2,5 x 4,5 = 11,25 m3

Thể tích phần bùn:

Wb = a x N x t x (100 – P1) x 0,7 x 1,2 : [1000 ( 100 – P2 )]

Trong đó:

a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 – 0,5lít/ngày.đêm N: Số công nhân viên của dự án, N = 45 người

t: Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 365 ngày 0,7: Hệ số tính đến 30 % cặn đã phân hủy

1,2: Hệ số tính đến 20 % cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn cho cặn tươi.

P1: Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95 %

P2: Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90 %

Wb = 0,4 x 45 x 300 x (100 – 95) x 0,7 x 1,2 : [1000 x (100 – 90) ] Wb  2,27 m3

Tổng thể tích các bể tự hoại:

W = Wn + Wb = 11,25 + 2,27 = 13,52 m3

Như vậy, Dự án sẽ trang bị bể tự hoại có kích thước là 5,05 x 1,85 x 1,85 = 17,28 m3 đảm bảo đúng kỹ thuật, đủ kích thước để có khả năng xử lý tốt lượng nước thải phát sinh khi dự án đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cán bộ công nhân viên Cơ sở. Đây là công trình vệ sinh kiên cố, sử dụng xuyên suốt trong quá trình hoạt động

Để giảm thiểu tác động xấu của nước thải đến môi trường xung quanh, cơ sở sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô 30m2 với công suất thiết kế 5m3/ngày.

Quy trình xử lý nước thải:

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn, sau đó cùng với nước rửa tay chận,…của công nhân viên được đưa về HTXL nước thải của công ty để xử lý. Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh thu gom về HTXLNT bằng đường cống Φ150 mm. Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại cơ sở như sau:

Hình 3.5. Quy trình công nghệ HTXLNT công suất 5m3/ngày

Bể điều hòa

Bể arotank Bể lắng vi sinh

Đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT chảy về hầm tự thấm trong khuôn viên cơ sở

Máy thổi khí Bùn dư Bồn chứa bùn Hút bỏ định kỳ Bồn lọc áp lực Nước thải từ bể tự hoại Bể khử trùng Bể anoxic Nước thải rửa tay

chân

Thuyết minh quy trình

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn sẽ cùng với nước rửa tay chân của công nhân viên được đưa về HTXLNT của cơ sở.

Bể điều hòa nước thải

Trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống đĩa khuếch tán khí, không khí được cung cấp bởi các máy thổi khí nhằm khuấy trộn liên tục nước thải, tránh xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí làm phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Sau đó, nước thải được các bơm lắp đặt chìm bên trong bể điều hòa bơm với lưu lượng ổn định lên thiết bị sinh học thiếu khí anoxic. Chế độ hoạt động của bơm hoàn toàn tự động nhờ các phao mực nước được lắp đặt đồng bộ với bơm. Hai bơm hoạt động luân phiên theo thời gian được cài đặt sẵn.

Các bơm chìm trong ngăn điều hòa nước thải sẽ được thiết lập chế độ vận hành không tự động hoặc tự động theo cơ chế như sau:

Chế độ AUTO:

Khi mực nước trong hố thu ở mức LOW, bơm không hoạt động. Khi mực nước trong hố thu ở mức HIGH, bơm sẽ hoạt động. ▪ Chế độ MANUAL:

Chỉ sử dụng khi cần kiểm tra thiết bị, chế độ hoạt động này không phụ

Một phần của tài liệu Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia dụng và gia công cơ khí của hộ kinh doanh bàng mỹ nhi (Trang 33)