GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI I HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại i hà tĩnh (Trang 43 - 48)

KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI I HÀ TĨNH Qua thời gian thực tập, với mục đích tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty Cổ phần Thương mại I Hà Tĩnh, em xin đưa ra một vài nhận xét về công tác quản lý và hạch toán Kế toán Bán hàng và xác định Kết quả kinh doanh tại công ty như sau:

2.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung kế toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại I Hà Tĩnh đã cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản trị kinh doanh của công ty cũng như các đơn vị quản lý tài chính của Nhà nước.

Công ty cổ phần Thương mại I Hà Tĩnh đã tổ chức được bộ máy kế toán khá hoàn chỉnh, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả, có kinh nghiệm công tác. Sự tăng lên rất mạnh của Doanh thu của công ty trong những năm gần đây đã cho thấy việc hạch toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra:

- Đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính giúp kế toán và các bộ phận làm việc có hiệu quả.

- Các số liệu kế toán được phản ánh một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu.

- Kế toán sử dụng các phương pháp hạch toán một cách có hệ thống, hệ thống tài khoản sử dụng phù hợp với yêu cầu quy định của nhà nước.

- Hàng hoá dù được tiêu thụ theo phương thức nào cũng vẫn luôn đảm bảo phản ánh đúng giá vốn, giám đốc một cách chặt chẽ cả về số lượng và giá trị, không để tình trạng thất thoát xảy ra trong kinh doanh. Đơn giá bình quân của hàng hoá được tính theo tháng nên phản ánh tương đối chính xác giá vốn các lô hàng xuất bán trong tháng đó.

- Phản ánh chính xác, đầy đủ, trung thực, kịp thời khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, doanh thu tiêu thụ sản phẩm, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả kinh doanh cung cấp kịp thời thông tin cho công tác quản trị nội bộ của doanh nghiệp cũng như sự quan tâm của các đối tác bên ngoài doanh nghiệp (các cơ quan Nhà nước, các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp, …)

- Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được phòng kế toán tổ chức rất tốt từ khâu lập chứng từ cho đến khâu lưu trữ chứng từ, đã thực hiện theo cơ chế hiện hành đồng thời có những sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Bên cạnh đó, công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được thiết kế theo tình hình hoạt động của công ty nên thông tin được cung cấp chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý. Kế toán Bán hàng và xác đinh Kết quả kinh doanh không những giúp cho Ban quản lý công ty nhận biết được thực trạng tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp nhờ đó có những quyết định về lượng hàng tồn kho phù hợp, phương thức bán hàng, phương hướng, kế hoạch kinh doanh trong tương lai...

2.2. Hạn chế còn tồn tại

* Về việc quy trình luân chuyển chứng từ: Hiện nay tại Công ty, đa số các hóa đơn

GTGT được lập trước khi khách hàng nhận hàng để đảm bảo hóa đơn giao cùng lúc với hàng hóa nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên việc lập hóa đơn GTGT trước dễ xảy ra các rủi ro như: Hóa đơn GTGT đã lập nhưng hàng hóa không xuất được, không thể vận chuyển đến cho khách hàng, khách hàng thay đổi đơn đặt hàng sau khi Công ty đã lập hóa đơn GTGT…

* Trong việc hạch toán giá vốn hàng bán: Công ty chưa tiến hành lập khoản dự

phòng giảm giá hàng tồn kho, trong khi hàng hóa của Công ty rất đa dạng. Đây là một trong những điều cần quan tâm của công tác quản lý hàng tồn kho và hạch toán giá vốn. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc

hạch toán giá vốn của doanh nghiệp. Bởi lẽ có thể cuối niên độ kế toán, nếu giá thị trường của sản phẩm có thể nhỏ hơn giá ghi sổ thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng này sẽ giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, được dựa trên nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Đặc biệt khi Công ty đã tiến hành cổ phần hóa thì điều này lại càng cần thiết hơn nữa.

* Về tình hình quản lý công nợ: công ty chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi

nhanh công nợ, chỉ thực hiện những cách thức truyền thống như gửi thư, gửi FAX, gọi điện thông báo, nhắc nhở khách hàng thanh toán. Trong thời gian qua, việc quản lý công nợ cũng là một vấn đề đáng quan tâm của Công ty. Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, Công ty có quan hệ với nhiều khách hàng và Công ty. Trong đó, có một số lượng lớn khách hàng nợ tiền hàng tuỳ theo điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng kinh tế. Mặc dù các khoản nợ này nằm trong quá trình luân chuyển vốn và có các bảo lãnh thế chấp tài sản, nhưng nhìn chung Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

* Các chính sách bán hàng: Hiện nay Công ty không sử dụng chính sách chiết

khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng lớn, làm cho quá trình tiêu thụ chưa thực sự lớn. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh như hiện nay thì đòi hỏi Công ty phải có những chính sách chiết khấu thương mại để kích thích tiêu thụ, tìm kiếm thêm thị trường. Việc chiết khấu thương mại này thực hiện khi Công ty tính toán và quy định một lượng lớn doanh thu tiêu thụ mà khách hàng đạt được. Nếu như làm được như vậy thì việc thực hiện khoản giảm trừ doanh thu này vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh đúng năng lực kinh doanh của mình, thúc đẩy quá trình tiêu thụ.

2.3. Kiến nghị đóng góp

* Về quy trình luân chuyển chứng từ: Bán hàng là khâu quan trọng trong toàn bộ

quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy việc thiết kế quy trình luân chuyển chứng từ trong bán hàng cho phù hợp với tình hình quản lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm. Số lượng các chứng từ ít, quy trình luân chuyển đơn giản mà vẫn đảm bảo được việc hạch toán chính xác từng nghiệp vụ là mong muốn của các nhà quản lý.

Để hạn chế được rủi ro, thì hóa đơn GTGT nên được lập sau khi khách hàng nhận hàng và kế toán phải đảm bảo đối chiếu khớp hóa đơn GTGT với phiếu xuất kho, đơn đặt hàng để tránh sự sai lệch ghi trên các chứng từ này.

* Về hạch toán giá vốn hàng bán: Việc nhập xuất hàng hóa diễn ra thường xuyên,

nguồn nhập chủ yếu là mua ngoài, với tình hình như hiện nay khi giá cả trên thị trường có nhiều biến động nên để hạn chế những rủi ro trong quá trình kinh doanh bằng cách bù đắp tổn thất có thể xảy ra công ty nên lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho.

Theo quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 áp dụng cho chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng TK 1593 - Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho

Cuối kỳ kế toán hàng năm, khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK thấp hơn giá trị ghi sổ, có chiều hướng giảm sút thì phải lập dự phòng giảm giá HTK.

Số dự phòng cần trích lập được xác định như sau:

Số dự phòng cần trích lập = Số lượng HTK Ngày 31/12/N x Giá hạch toán trên sổ sách - Giá trị thuần có thể thực hiện được

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí tiêu thụ (ước tính).

Việc lập dự phòng được tính riêng cho từng loại hàng hóa. Cách lập dự phòng như sau: Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng hàng hóa tồn kho, ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho để xác định mức lập dự phòng.

Có 3 trường hợp:

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp trích thêm vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp phần chênh lệch.

Nợ TK 632 Có TK 1593

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch.

Nợ TK 1593 Có TK 632

* Về tình hình quản lý công nợ: Công ty cần đề ra một số biện pháp tích cực hơn

như kế toán công nợ phải theo dõi sát sao tình trạng nợ đọng của từng khách hàng và tiến hành thông báo cho khách hàng khi khách hàng đến hạn thanh toán, đề ra các chính sách nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán sớm như chiết khấu thanh toán...

Ngoài ra Công ty cần lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, là việc Doanh nghiệp tính trước vào chi phí một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của Công ty không bị ảnh hưởng.

Theo quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 áp dụng cho chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi

+ Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu: Số dự phòng phải thu cần lập

cho năm tới =

Tổng số doanh thu

bán chịu x

Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính

+ Phương pháp ước tính đối với khách hàng có thể không có khả năng thanh toán: Số dự phòng cần lập cho

kỳ tới của khách hàng X =

Số phải thu của khách hàng X x

Tỷ lệ ước tính không thu được của khách hàng X Phương pháp hạch toán:

- Cuối niên độ kế toán trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Nợ TK 6422

Có TK 1592

- Sang niên độ kế toán tiếp theo đối với các khoản phải thu khó đòi đã được lập dự phòng nhưng đòi được thì ngoài bút toán phản ánh số thu hồi thì kế toán còn phản ánh bút toán hoàn nhập dự phòng.

Nợ TK 1592 Có TK 6422

* Về chính sách bán hàng: Công ty nên đa dạng hoá các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán, thực hiện các chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán phù hợp để thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành như: thanh toán hộ cước vận chuyển nếu khách hàng thanh toán ngay, giảm 2% cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn,... Có thể nói, chiết khấu bán hàng là một trong những chính sách hiệu quả để lôi kéo khách hàng, bên cạnh chính sách giá linh động, qua đó góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá của Công ty.

KẾT LUẬN

Có thể nói, mục tiêu kinh doanh của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải thực hiện tốt hạch toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh. Vì nó là cơ sở cung cấp thông tin về tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Thương mại I Hà Tĩnh rất chú trọng công tác kế toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp

Qua tìm hiểu thực trạng công tác kế toán, đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cho thấy công tác kế toán đã được thực hiện tốt theo đúng chế độ hiện hành và phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Bộ máy kế toán tinh gọn, các nhân viên được phân công theo từng phần hành cụ thể, phù hợp với trình độ chuyên môn nên việc hạch toán thuận lợi và nhanh chóng. Việc vận dụng hệ thống sổ sách, chứng từ, tài khoản cũng khá đầy đủ, đúng hạn và theo đúng quy định hiện hành.

Trong thời gian khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Thương mại I Hà Tĩnh và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên trong công ty em đã hoàn thành chuyên đề: "Hoàn thiện công tác kế toán Bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Thương mại I Hà Tĩnh". Mong chuyên đề sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Công ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Hồ Mỹ Hạnh và các anh chị nhân viên trong Công ty Cổ phần Thương mại I Hà Tĩnh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyền đề này.

Sinh viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại i hà tĩnh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w