CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngoại hình, tập tính và di truyền của gà nhạn chân xanh TT (Trang 27 - 28)

5.1 Kết luận

- Gà Nhạn Chân Xanh được đặc trưng bởi bộ lông toàn thân màu trắng óng mượt và chân màu xanh, dáng nhanh nhẹn. Khối lượng một ngày tuổi trung bình là 35,08 g. Tại tuần tuổi 20, gà trống đạt 2147,20 g và gà mái đạt 1742,70 g. Gà đẻ quả trứng đầu tiên lúc 189,80 ngày tuổi đạt khối lượng 1860,30g. Khối lượng trứng trung bình đạt 40,38g.

- Những tập tính cơ bản của gà Nhạn Chân Xanh là lựa chọn thức ăn, đậu sào và tắm cát. Kết quả cho thấy rằng có sự khác biệt rất đáng kể về lượng ăn vào giữa các thức ăn trong sự lựa chọn thức ăn và có sự khác biệt đáng kể giữa gà trống và gà mái về hành vi lựa chọn thức ăn. Bên cạnh đó, tập tính đậu trên sào gà Nhạn Chân Xanh xuất hiện khá sớm lúc 7 tuần tuổi, tăng dần theo tuổi của gà và tập trung chủ yếu lúc 5:00 và 22:00. Hầu hết gà thích đậu ở độ cao 1,5-2,0 m. Ngoài ra, hoạt động tắm cát khác nhau giữa gà mái và gà trống. Gà trống có số lượt tắm cát và thời gian hoạt động tắm cát cao hơn gà mái.

- Kết quả đánh giá đa dạng di truyền cho thấy, quần thể gà Nhạn Chân Xanh trong nghiên cứu này có mức đa dạng di truyền tương đối so các giống gà bản địa khác, tránh được xu hướng giao phối cận huyết (Fis= -0,09). Đồng thời, kết quả so sánh trình tự D-loop tìm thấy 4 điểm đột biến đặc trưng cho nhóm gà này và 6 đột biến chèn thêm nucleotide. Ở cây quan hệ di truyền, gà Nhạn Chân Xanh tách một nhánh riêng biệt, do nhiều khác biệt di truyền với các giống khác.

- Chuỗi cDNA của gen MC1R được phân tích từ quần thể gà Nhạn Chân Xanh có trình tự dài 945 nucleotide, với bộ ba mã hóa khởi đầu ATG và bộ ba mã hóa kết thúc là TGA. Ngoài ra, trình tự cDNA gen MC1R của quần thể gà Nhạn Chân Xanh có sự sai khác so với trình tự Genbank số NM_001031462 ở 9 vị trí nucleotide. Bước đầu ghi nhận, đa hình c.T69C có mối liên kết với màu sắc bộ lông ở gà. Tần số kiểu gen CC chiếm ưu thế ở màu lông trắng.

5.2 Đề nghị

Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu với kích thước mẫu lớn hơn và sâu hơn nữa để xây dựng những chiến lược chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng giống, phục vụ khai thác nguồn gen này hiệu quả cao hơn, mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm ngoại hình, tập tính và di truyền của gà nhạn chân xanh TT (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)