Xuất bổ sung chiến lược chức năng trọng yếu

Một phần của tài liệu Dự án vinsmart dòng laptop mang thương hiệu việt (Trang 33 - 36)

3. Đề xuất chiến lược của Apple

3.3 xuất bổ sung chiến lược chức năng trọng yếu

3.3.1 Chiến lược marketing

Thứ nhất: Mặc dù các sản phẩm của Apple luôn tạo ra một sức hút lớn từ công chúng

mỗi khi ra mắt các sản phẩm mới nhưng thông điệp của Apple trong từng sản phẩm của nó còn đơn giản chưa có ý nghĩa chiều sâu. Apple cần phải đưa thông điệp cho sản phẩm một cách ngắn gọn nhưng phải ấn tượng và có ý nghĩa hơn nếu muốn phát triển dài lâu trên thị trường điện tử.

Thứ hai: Apple nên nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn nữa bằng cách mở rộng thị

phần nhiều hơn không chỉ riêng thị trường cao cấp hoặc liên minh chiến lược với hãng điện tử khác như Apple đã từng làm khi kết hợp với Microsoft để đem lại giá cả và nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Hơn nữa, nếu Apple đi vào phân khúc điện thoại giá rẻ thì Apple vẫn có những lợi thế về mặt cạnh tranh. Vì Apple có thương hiệu iPhone mạnh và sản phẩm của hãng được nhiều người ưa thích nhưng không phải ai thích cũng mua được vì giá khá cao. Hệ điều hành iOS cũng là hệ điều hành được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Một chiếc điện thoại mang thương hiệu iPhone, dùng iOS nhưng có giá rẻ hơn sẽ dễ dàng được chấp nhận. Ngoài ra, Apple đã có một lượng người hâm mộ trên thế giới luôn ủng hộ và theo dõi các sản phẩm cũng như giúp công ty quảng bá sản phẩm của nó thì việc Apple mở rộng thị phần điện thoại giá rẻ không chỉ thâu tóm được thị phần cao cấp mà còn thỏa mãn thêm được những người có thu nhập không cao.

Thứ ba: Apple cần đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mãi các sản phẩm điện tử như: Ipad,

Iwatch,…hoặc là tặng thêm quà cho 20 khách hàng nào sở hữu Iphone mẫu mã mới nhất của Apple để tăng tính hấp dẫn và thôi thúc sự mong muốn của khách hàng.

Thứ tư: Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống thì Apple nên sử dụng nhiều cách

tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ không chỉ gói gọn trong một thông cáo báo chí.

3.3.2 Chiến lược cung ứng

Nhiều người cho rằng, Apple là một bậc thầy trong chuỗi cung ứng nhưng thực tế nó vẫn có một số khuyết điểm và cần phải đưa ra một số chiến lược thiết yêu để nó phát triển một cách thuận lợi trong thời gian tới.

Thứ nhất: Apple cần phải gia tăng dự trữ nhiều linh kiện trong quá trình sản xuất hơn

nữa để đề phòng những trường thiếu hàng hóa vì Apple chỉ dự trữ vừa đủ các linh kiện cho sản xuất. Trong tương lai, muốn mở rộng thị trường ở nhiều nước khác nhau và đủ sức cạnh tranh với Samsung, Huawei,…thì Apple không chỉ dậm chân tại chỗ với số lượng sản phẩm với quy mô nhỏ như vậy được.

Thứ hai: Apple phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực thuê ngoài, điển hình là việc lắp ráp

sản phẩm phải đưa tới Trung Quốc và việc làm này khiến Apple phải chịu nhiều chi phí vận tải, sản xuất,.. Tất cả những chi phí này sẽ được bù vào giá sản phẩm cho nên giá các sản phẩm điện tử của nó rất cao. Công ty cần phải tìm nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau để tránh lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc cũng như hạn chế được thuế quan.

Thứ ba: Apple cần mở rộng và kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối sản phẩm của

mình. Việc ký kết các bản hợp đồng độc quyền giới hạn với số ít các nhà mạng phần nào đã hạn chế việc đưa sản phẩm iPhone đến tay người tiêu dùng. Hàng xách tay nhờ vậy mà chiếm ưu thế hơn rất nhiều. Điển hình tại thị trường Việt Nam, doanh số tiêu thụ ở các chuỗi cửa hàng bán lẻ không chính thức vẫn cao do khách hàng không muốn bị ràng buộc bởi cam kết sử dụng với nhà mạng, chấp nhận mua với mức giá cao hơn. Bù lại, họ được nhận sự chăm sóc từ phía các đơn vị cung cấp hàng chính hãng nhưng không chính thức này. Do đó, Apple cần kiểm soát chặt chẽ các hệ thống phân phối để đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

3.3.3 Chiến lược sản xuất

Quy trình sản xuất của Apple rất là phức tạp, phần lớn làm bằng tay và được làm trong hệ sinh thái của các bên cung cấp linh kiện, vận tải và nhân lực được xây dựng trong nhiều năm. Dường như điều này đã làm cho Apple tốn một chi phí sản xuất rất cao và quy trình sản xuất vẫn chưa được tối ưu hóa để sản xuất hết công suất, cung vẫn chưa đáp ứng được cầu. Trong tương lai, Apple cần tăng cường tự động hóa sản xuất một cách hợp lí và linh hoạt mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất đến những nơi có chi phí giá rẻ. Nếu không cải thiện công nghệ sản xuất thì Apple sẽ dần dần mất đi tính cạnh tranh trên thị trường

vào tay các đối thủ cạnh tranh khác. Điển hình như, Samsung hay Nokia đều có những nhà máy quy mô và tự mình sản xuất sản phẩm. Đối với Samsung làm ra 100 triệu sản phẩm rất dễ dàng riêng Apple thì điều đó không suôn sẻ.

3.3.4 Chiến lược tài nguyên nhân lực

Ở Apple đa số người quản lý và vận hành công ty đều là các kĩ sư công nghệ và không có nhiều nhà quản lí. Đa số các nhà quản lý của Apple đều xuất thân từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này đồng nghĩa rằng, những con người giám sát và quản lý dự án luôn nắm rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác. Ngoài ra, ở Apple không có sự phân biệt “cấp trên” hay “cấp dưới”, mọi người đều tôn trọng lẫn nhau. Nhưng liệu đây có phải là một cách phát triển dài lâu nếu Apple muốn mở rộng thị trường hay có các dự án lớn vì trước giờ hầu hết nhóm dự án của nó khá nhỏ và đều do kĩ sư công nghệ quản lý.

Apple cần tuyển thêm những nhà quản lý có chuyên môn hơn ở từng lĩnh vực cụ thể như: tài chính, nhân sự, cung ứng, quản trị chất lượng,..làm như vậy mỗi người sẽ được chuyên môn hóa lĩnh vực cụ thể của mình và dễ dàng hơn cho việc mở rộng thị phần hay công ty muốn hoạt động ở các dự án lớn. Chưa kể, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề gây khó chịu hay những điểm sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta được phép tự do nghiên cứu và khắc phục những lỗi này mà không cần phải trải qua các thủ tục phức tạp để xin ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp của mình. Tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục tiêu chung dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường thuộc về các cá nhân. Liệu với cách làm này Apple đã thực sự công bằng trong công tác quản trị nguồn nhân lực chưa? Công ty cần phải có những cơ chế đánh giá, động viên, khen thưởng minh bạch và tính kích thích cao chứ không phải chỉ riêng cá nhân nào. Cần phải phân chia các cấp bậc khen thưởng khác nhau từ nhóm tới cá nhân một cách rõ ràng và đề bạt, coi trọng nhân tài tương xứng.

Một phần của tài liệu Dự án vinsmart dòng laptop mang thương hiệu việt (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)