Đặc điểm hình thái phân loại thân mềm hai mảnh vỏ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy (Trang 32 - 35)

IV. Phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm

1. Phân tích định loại (mẫu định tính)

1.5 Đặc điểm hình thái phân loại thân mềm hai mảnh vỏ

Thân mềm hai vỏ (các loài trai, hến, sò...) là nhóm động vật không có đầu, có một chân đơn độc dính liền khối nội tạng, có hai đôi mang và có con đực, con cái tách bi t điển hình. Tuy vậy, van der Schalie (1970) đ tìm thấy 4 loài:

Anodonta (=Utterbackia) imbecilis, Lasmigona compressa, L. subviridis và Toxolasma parvus là lƣỡng tính, một cá thể có cả cơ quan sinh sản đực và cái.

Cơ thể của trai, hến là một khối dày, nằm ở giữa hai mảnh vỏ, trong đó có nhiều cơ quan khác nhau. Phần phía trƣớc cơ thể có hình dạng "chân" bằng cơ. Mỗi một mặt của cấu trúc này treo một mang đúp mảnh và bên ngoài là tấm

33 màng áo bám vào mặt trong của vỏ. Phần cuối đuôi của cơ thể là đôi si phon để hút nƣớc vào cơ thể và bơm nƣớc ra.

Hình dạng của vỏ thân mềm biến đổi theo từng họ, phản ảnh một phần lịch sử tiến hoá phát sinh và nơi cƣ trú của chúng. Các loài sống bám thƣờng có vỏ mỏng hơn so với các loài sống vùi trong chất đáy, các loài sống vùi trong chất đáy là sỏi, cuội thƣờng có vỏ dày nhất. Có nhiều loài thuộc bộ Unionoida thƣờng có vỏ dày, nặng với kiến trúc mặt vỏ biến đổi giúp cho chúng có thể bền vững trong nền đáy.

Thân mềm hai mảnh vỏ (trai, hến) các thủy vực nƣớc ngọt Vi t Nam thuộc các bộ Arcoida, Mytiloida, Schizodonta và Heterodonta. Đặc điểm hình thái vỏ của bọn này là có răng vỏ phát triển và phân hoá cao, hoặc có khi răng vỏ tiêu giảm hoàn toàn.

Mỗi một cá thể có hai mảnh vỏ bao trùm cơ thể. Vỏ trai (concha), gồm hai mảnh (valvae) thƣờng đối xứng trái phải, nhƣng có khi không đối xứng trƣớc sau, phần đầu thƣờng ngắn hơn phần đuôi. Hai mảnh vỏ trái và phải gắn với nhau bởi dây chằng ở lƣng. Mỗi mảnh vỏ có cấu tạo 3 lớp:

- Lớp ngoài cùng là lớp sừng biểu bì mỏng để bảo v phần can xi ở dƣới không bị tổn hại bởi môi trƣờng nƣớc a xít. Lớp biểu bì này có thể thành từng mảng mỏng, hoặc bị tróc hẳn ra ở phần đỉnh vỏ, lƣng vỏ ở các cá thể già, tạo thành chỗ rỗ hoặc gặm mòn.

- Dƣới lớp biểu bì sừng là lớp đá vôi-các bô nát can xi.

- Lớp thứ ba tạo thành phần lớn vỏ là lớp xà cừ hoặc là lớp tạo thành ngọc trai. Nó bao gồm nhiều phiến các bô nát can xi mỏng chồng lên nhau và song song với bề mặt vỏ.

Một số tác giả còn ghi nhận còn một lớp thứ tƣ nữa gọi là lớp bên trong vỏ (hypostracum). Ở nhiều loài, lớp bên trong này thƣờng óng ánh ngũ sắc. Lớp xà cừ có màu biến đổi từ trắng bạc nguyên chất tới màu hồng, tía, một số ít loài có màu da cam nhạt. Sự sinh trƣởng về chiều rộng của vỏ chịu ảnh hƣởng của các vật li u ở xung quanh mép vỏ phát triển rộng ra, còn sự sinh trƣởng về chiều dày vỏ lại bởi quá trình lắng đọng tích lũy xà cừ ở bề mặt lớp bên trong vỏ.

Trên một mảnh vỏ trai, thƣờng phân bi t: cạnh lƣng, cạnh bụng, cạnh trƣớc (cạnh đầu) và cạnh sau (cạnh đuôi). Cạnh trƣớc thƣờng tròn hay thẳng, cạnh đuôi thƣờng vuốt nhọn, tạo thành góc hay cụt. Cạnh bụng có thể thẳng ngang, lõm ở giữa hay cong đều. Cạnh lƣng có thể thẳng ngang, dốc nghiêng hay cong xuống. Về phía lƣng, có một phần lồi, giữa là đỉnh vỏ (umbo) tâm điểm của các đƣờng sinh trƣởng trên mặt vỏ, giới hạn của phần đầu và phần đuôi vỏ.

Màu sắc bên ngoài vỏ trai biến đổi từ màu vàng nhạt tới xanh lục, hoặc nâu hoặc đen. Trên vỏ của nhiều loài đƣợc trang trí bởi các hình tƣợng hoặc tia

34 bất quy tắc. Bề mặt vỏ trai biến đổi có thể nhẵn hoặc có các cấu tạo phức tạp khác nhau nhƣ nếp nhăn, gai, nốt sần, mào. Ở nhiều loài (trai cóc-Lamprotula) có thể có nhiều cấu tạo trang trí đặc trƣng: gờ, nếp nhăn, nốt sần... cạnh lƣng ở một số giống (Cristaria, Hyriopsis) có thể có cánh phát triển (cánh trƣớc và cánh sau). Màu sắc và mẫu trang trí mặt vỏ là những đặc điểm quan trọng cho vi c phân loại nhiều loài trai, hến. Mặt vỏ trai có nhiều đƣờng vòng sinh trƣởng đồng tâm, còn có các đƣờng đồng tâm đậm màu hơn, biểu thị giai đoạn nghỉ vào mùa đông lạnh, nƣớc cạn hoặc những nhiễu loạn môi trƣờng khác. Trong trƣờng hợp b nh lý, vỏ có thể bị biến dạng. Bùn thƣờng chui vào giữa mặt trong vỏ và màng áo, khi đó, màng áo tiết ra một lớp xà cừ mỏng bao bọc bùn tạo thành nốt phồng bên bề mặt trong vỏ.

Nhìn chung, các loài trai có kích thƣớc trung bình sống ở sông, các loài sống ở suối, dòng chảy nhanh, vỏ thƣờng phát triển chiều dày, nặng hơn, răng bản lề phát triển, có vết cơ bám sâu. Những loài sống ở các thuỷ vực nƣớc đứng nhƣ hồ, ao thƣờng có vỏ mỏng, vết cơ bám nông và thƣờng há mỏ hoặc khép mỏ không hoàn toàn nhƣ Anodonta.

Chiều cao vỏ trai và độ dài đƣờng thẳng đứng đi qua đỉnh vỏ. Chiều dài vỏ trai là độ dài đƣờng ngang chính giữa vỏ thẳng góc với đƣờng chiều cao vỏ. Vùng lƣng vỏ làm chỗ tựa cho vỏ trai khép mở, gồm cả dây chằng gọi là vùng bản lề. Mặt trong vỏ, ở vùng bản lề, có răng vỏ. Ở bọn Heterodonta

(Corbiculidae, Pisidiidae) răng vỏ phát triển đủ, gồm các răng chủ ở chính giữa tƣơng ứng với đỉnh vỏ và các răng bên trƣớc và răng bên sau, hình gờ dài hay mấu nhọn. Ở bọn Schizodonta, răng vỏ phân hoá. Vỏ trái chỉ có răng chủ giả chẻ đôi ở giữa là hốc răng lõm sâu, phía sau là hai răng bên sau hình bản dài. Vỏ phải chỉ có một răng chủ giả hình mấu lồi hay bản sắc và một răng bên sau, khớp với khe giữa các răng chủ giả và răng bên sau ở vỏ trái. Các răng bên trƣớc không phát triển. Răng vỏ có khi tiêu giảm ở các mức độ khác nhau ở một số giống răng bên sau có thể không rõ (Pseudodon, Trapezoideus...) hoặc hoàn toàn mất hẳn (Sinanodonta). Cấu tạo vùng bản lề và đặc điểm về kích thƣớc và hình dạng răng vỏ là đặc điểm quan trọng để phân loại trai, hến.

Mặt trong vỏ trai hến có lớp xà xừ màu trắng, xanh, hồng, thƣờng có ánh ngũ sắc. Phía đầu và đuôi vỏ có thể thấy các vết cơ bám của các khối cơ khép, mở vỏ, cơ vận động chân. Một đƣờng mép áo nối liền hai v t cơ bám trƣớc và bám sau.

Quy ƣớc viết tắt: L: chiều dài vỏ lớn nhất; h: chiều cao vỏ lớn nhất; E: độ dầy lớn nhất của toàn bộ vỏ; e: độ dầy một mảnh vỏ; đơn vị : milimét (mm).

35 Hình thoi dài Hình tam giác Hình tròn

Hình vuông Hình bàu dục

Hình e líp Hình thang

Hình 13. Một số dạng cơ bản của vỏ trai, hến

Hình 14. Các chỉ tiêu hình thái để phân tích phân loại học của nhóm trai, hến

Một phần của tài liệu Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)