IV. Phân tích, giám định mẫu vật trong phòng thí nghiệm
1. Đặc điểm hình thái của lưỡng cư
Các đặc điểm để định loại lưỡng cư gồm các số đo (Bảng 1) và các đặc điểm sau: Cơ thể cỡ lớn, trung bình hay nhỏ; miệng rộng hay hẹp (so với chiều rộng đầu); lưỡi tròn hay thuôn; phần sau lưỡi chẻ đôi hay không; răng lá mía (nếu có) nằm sát hay không sát lỗ mũi trong; mắt lồi hay không; hình dạng con ngươi (tròn, bầu dục, tam giác, ngang hay thẳng đứng); màng nhĩ rõ hay không; tuyến mang tai có hay không; mí mắt trên có mấu bì hay không; nếp gấp da ở trên màng nhĩ, thân; da nhẵn hay có nốt sần; tỷ lệ màng bơi so với chiều dài các ngón (hoàn toàn hay không hoàn toàn); hình dạng mút ngón chân (vuốt, tù, hình cầu hay hình đĩa); củ bàn chân; củ khớp ngón; màu sắc da;…
Bảng 1. Các số đo hình thái lưỡng cư
TT Đặc điểm Ký hiệu Mô tả
1 Chiều dài thân SVL Từ mút mõm đến lỗ huyệt
2 Chiều dài đầu HDL Từ mút mõm đến gốc sau xương hàm 3 Chiều rộng đầu HDW Khoảng cách lớn nhất ở vùng thái dương
(thường ở giữa hai mép sau xương hàm) 4 Chiều dài mõm SL Từ mút mõm đến góc trước ổ mắt 5 Đường kính mắt EYE Đường kính lớn nhất của ổ mắt
6 Khoảng cách hai ổ mắt IOD Khoảng cách giữa hai góc trước ổ mắt 7 Đường kính màng nhĩ TMT Đường kính lớn nhất của màng nhĩ 8 Khoảng cách mắt-màng
nhĩ
TEY Khoảng cách từ mép trước màng nhĩ đến góc sau ổ mắt
9 Chiều dài ống chân TIB Từ khớp đùi và ống chân đến khớp ống chân và cổ chân khi chân gập lại 10 Chiều dài bàn tay ML Từ mút ngón tay thứ 3 đến gốc củ cạnh
trong gan bàn tay
11 Chiều dài bàn chân PL Từ mút ngón chân thứ 4 đến gốc củ cạnh trong gan bàn chân
12 Chiều dài đuôi (lưỡng cư có đuôi)
TL Từ rìa sau lỗ huyệt đến mút đuôi
30
Hình 7. Cách đo các đặc điểm hình thái lưỡng cư
(Nguồn: Hoàng Xuân Quang và cs., 2012)