VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO Bài 1: Giải: Chọn đáp án C

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TIẾN HÓA VẤN ĐỀ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA (Trang 25 - 26)

Bài 1: Giải: Chọn đáp án C

Quá trình giao phối giúp tạo ra vô số biến dị tổ hợp, đó là sự tổ hợp lại các gen trên cơ sở xuất hiện tổ hợp tính trạng mới, hoặc xuất hiện kiểu hình mới do các gen phân li độc lập, tương tác gen, hoán vị gen.

Bài 2: Giải: Chọn đáp án B

CLTN làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật vì vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN nên mọi alen dù trội hay lặn đều biểu hiện kiểu hình.

Bài 3: Giải: Chọn đáp án B

- Các nhân tố tiến hóa, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên (hay biến động di truyền), di nhập gen đều làm thay đổi tần số alen theo hướng không xác định.

- Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa có hướng.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần KG của quần thể theo hướng xác định là: tăng dần tần số KG đồng hợp, giảm dần tần số KG dị hợp.

Bài 4: Giải: Chọn đáp án A

- A đúng.

- C sai vì khi các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến quần thể thì một alen dù có lợi hay có hại cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

- D sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Bài 5: Giải: Chọn đáp án C

- Các nhân tố tiến hóa: yếu tố ngẫu nhiên, đột biến và di nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần KG của quần thể.

- Còn nhân tố giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần KG của quần thể theo hướng giảm tần số KG dị hợp và tăng tần số KG đồng hợp.

Bài 6: Giải: Chọn đáp án A

Biến động di truyền là hiện tượng tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó ở quần thể gốc do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Bài 7: Giải: Chọn đáp án C

Ngẫu phối tuy không được xem là nhân tố tiến hóa (do không làm thay đổi tần số alen và thành phần KG của quần thể); nhưng nó giúp phát tán đột biến trong quần thể, tạo nên sự đa dạng về KG và KH, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp tạo nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa. Mặt khác, nó còn giúp trung hòa các đột biến có hại góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi  1, 2, 3 đúng.

4 sai vì đó là đặc điểm của quá trình giao phối không ngẫu nhiên.

Bài 8: Giải: Chọn đáp án B

Trong tự nhiên, đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa vì so với đột biến NST nó phổ biến hơn và ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể (nhờ có quá trình ngẫu phối đã giúp trung hòa các đột biến có hại và giúp phát tán đột biến trong quẩn thể)  1, 2, 3 đúng.

4 sai vì tần số đột biến về 1 gen nào đó thường rất thấp.

Bài 9: Giải: Chọn đáp án C

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc quần thể giúp hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của những quần thể thích nghi nhất, quy định sự phân bố của chúng trong tự nhiên. Còn chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ các cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể.

Bài 10: Giải: Chọn đáp án A

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TIẾN HÓA VẤN ĐỀ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)