Kết quả : Tổng : 35 trẻ: Trong đó 10 trẻ giỏi đạt 28 % , 16 trẻ khá đạt 46 % , 9 trẻ trung bình đạt 26 %.
Ghi Chú : Các câu trả lời đúng của từng câu trong bài tập được tính 1 điểm câu trả lời không đúng hoặc không thực hiện được tính điểm 0.
Ví dụ 1: Giáo án khám phá khoa học Đề tài: "Một số loại cây xanh" Chủ đề: Thế giới thực vật I. Mục đích
1. Kiến thức:
-Trẻ biết cây xanh có nhiều ích lợi đối với đời sống con người (Cho gỗ, hoa, bóng mát và môi trường trong sạch)
Trẻ biết những quá trình phát triển, những điều kiện để cây phát triển. + Hạt - cây con - cây trưởng thành -có hoa quả.
+Đất xốp, nước, ánh nắng, sự chăm sóc của con người.
2. Kĩ năng:
Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh, phân nhóm.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cung cấp vốn từ: Xanh tươi, xum xuê, tỏa bóng mát, vươn lên.
3.Thái độ:
Trẻ biết giúp đỡ người lớn trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây, không bẻ cành, ngắt hoa.
II. Chuẩn bị:
Hình vẽ quá trình phát triển của cây. Tranh lô tô.
2 chậu thí nghiệm gieo hạt (tưới nước- không tưới nước)
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *HĐ1: Gây hứng thú
Cả lớp cùng hát với cô bài hát: "Em yêu cây xanh".
- Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? - Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
* HĐ2: Khám phá 1 số cây.
- Cho trẻ về 4 nhóm cây và quan sát ( trẻ về nhóm cây của mình)
-Tập trung trẻ lại.
- Các con đã được quan sát cây gì? * Cho trẻ quan sát “Cây bàng”
Con có nhận xét gì về cây bàng? Trồng cây bàng để làm gì? Tại sao con biêt?
-> Cô chốt lại và giáo dục trẻ *Trẻ quan sát " Cây chuối".
+ Trẻ gọi tên, kể một số đặc điểm của cây, lợi ích của cây?
+ Vậy ta làm gì để có cây chuối?
* Quan sát thêm một số loại cây cho quả: Cây bưởi , cây nhãn..
+ Biết được tên gọi, một số đặc điểm của cây, lợi ích của cây, cây cho chúng ta gì? Các con biết làm gì muốn có những loại cây này?
-Tất cả các loại cây các con vừa được quan sát đều có chung đặc điểm gì?
- Các con có thể kể thêm một số loại cây mà các con biết?.
- Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ chơi
Trẻ quan sát tranh và đàm thoại
Trẻ trả lời Nêu nhận xét Trẻ lắng nghe Trẻ gọi tên
Cây chuối cho trái, cho lá làm bánh, thân to mềm, không có nhánh, lá to…
Thân, cành, lá. Trẻ kể
-Tất cả những loại cây mà các con quan sát đều gọi chung là cây xanh chúng đều có rễ, thân, cành, lá..đều mang lại lợi ích cho con người.
- Các con thử hình dung xem một thành phố nếu không có cây xanh thì con người và môi trường sẽ như thế nào?
-Bây giờ chúng mình thử hình dung xem một thành phố có nhiều cây xanh thì con người và môi trường sẽ như thế nào?
-Các con có yêu cây xanh không?
-> Củng cố và giáo dục: Tất cả các cây tuy có
ích lợi khác nhau nhưng đều được gọi chung là cây xanh và mang lại lợi ích cho con người, cây xanh cho ta gỗ, cho quả, cho bóng mát, và làm không khí trong lành.
*HĐ 3: Tìm hiểu quá trình phát triển của cây.
- Cô cho trẻ quan sát 2 chậu làm thí nghiệm từ tuần trước của lớp (tưới nước – không tưới nước)
- Các con có nhận xét gì?(Một chậu cây nảy mầm, một chậu cây không nảy mầm)
- Các con có nhận xét gì về qua trình phát triển cây?
( + Hạt - cây con - cây trưởng thành - có hoa - quả..
(Cho trẻ nhắc lại nhiều lần )
-Các con có nhận xét gì về 2 chậu cây này?
Trẻ lắng nghe
Nêu ý kiến
Nóng, không có cảnh đẹp Môi trường trong sạch, con người khỏe mạnh
Có ạ!
Trẻ hiểu
Trẻ quan sát
Một chậu cây nảy mầm, một chậu cây không nảy mầm
Trẻ trả lời
Một chậu cây nảy mầm - Một chậu khô héo - Vì sao 2 chậu này có hiện tượng như vậy? (Tưới nước - không tưới nước)
+ Để cây lớn phát triển tốt cần có gì?
( Đất xốp, nước, ánh nắng, sự chăm sóc của con người)
- Cô chốt lại:
HĐ4: Luyện tập.
-Trò chơi: Xếp đúng thứ tự:
Cho trẻ về 3 nhóm và xếp thư tự “Quá trình phát triển cây”
-Trò chơi: Tổ chức “Gieo hạt- trồng cây - Chăm sóc" Chia làm 3 nhóm +Nhóm 1 : làm đất gieo hạt +Nhóm 2: Trồng cây. +Nhóm 3: Chăm sóc Nêu ý kiến Trẻ chơi thành thạo Trẻ thực hiện
Ví dụ 2 Giáo án khám phá khoa học Đề tài: "Mùa hè của bé"
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên I. Mục đích
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết các dấu hiệu cơ bản của mùa hè: Nóng nực, có ve kêu, có phượng nở, thường có mưa giông xảy ra.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết trang phục mùa hè. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ khi ăn uống và phòng bệnh mùa hè.
II. Chuẩn bị:
Hình vẽ quá trình phát triển của cây. Tranh lô tô.
Hình các loại cây cho gỗ, cho bóng mát, cho hoa, cho quả. 2 chậu thí nghiệm gieo hạt (tưới nước- không tưới nước)
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*HĐ1: Ổn định gây hứng thú :
- Cho trẻ hát bài “Mùa hè đến “ * Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì ? + Nội dung bài hát nói gì ?
Mùa hè đến các con thấy bầu trời như
- Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý kiến
thế nào?
Khi đi nắng các con phải làm gì?
Hôm nay chúng mình sẽ trò chuyện về mùa hè nhé!
*HĐ2: Khám phá
+ Nhận biết cảnh vật và thời tiết mùa
hè:
- Cô đưa bức tranh về cảnh vật mùa hè cho trẻ quan sát.
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bức tranh của cô có đẹp không? - Tranh của cô vẽ những gì? - Bầu trời mùa hè như thế nào? - Thời tiết mùa hè như thế nào? - Mọi người trong bức tranh như thế nào?
- Đây là bức tranh cô vẽ cảnh vật mùa hè đấy. Mùa hè trời nóng bức, đi học, đi làm phải đội mũ, nón.
+ Nhận biết sinh hoạt của con người
trong mùa hè:
- Cô cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ: - Đây là bức tranh gì?
- Mọi người trong bức tranh đang làm gì?
- Về mùa hè thời tiết rất oi bức và nóng nực nên mọi người thường đi du lịch, tắm biển và đi bơi...
- Các con đã được bố mẹ cho đi nghỉ
- Vâng ạ - Trẻ quan sát tranh - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe
mát ở đâu chưa?
- Các con có được đi chơi ở công viên nước không ?
- Cô GD: Về mùa hè thời tiết rất nóng nực, khó chịu . Vì vậy để bảo vệ sức khỏe các con cần tắm gội hàng ngày, mặc quần áo mỏng, mát, ăn uống hợp vệ sinh để chống bệnh về mùa hè...
*HĐ3. Luyện tập : " Đồ dùng nào cho mùa hè"
- Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 rổ đựng lô tô các đồ dùng, trang phục, vật dụng thường dùng vào mùa hè.
- Cách chơi : Khi cô nêu yêu cầu " Hãy tìm cho cô cái để che nắng" hoặc " Hãy tìm cho cô cái để đi tắm biển"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
*HĐ4. Trò chơi:: "Trời nắng, trời mưa"
- Cho trẻ hoá trang thành những chú thỏ đi tắm nắng vừa đi vừa hát khi nghe lệnh của cô thỏ nhanh chân chạy về. Nếu thỏ nào về chậm sẽ bị ướt mưa, bị ốm và ra ngoài một lần chơi.
- Cho trẻ tham gia chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe