Biến chứng thiếu Oxy, toan hô hấp ở nhóm TKNQ cao hơn nhóm TKDT
- Huyết áp động mạch trung bình ở cả 2 nhóm cũng hoàn toàn ổn định tại tất cả các thời điểm trong và sau mổ, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). HATB của cả 2 nhóm luôn duy trì > 65 mmHg
- Tần số tim trung bình của nhóm TKDT thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm TKNQ trong giai đoạn nối KQ (p<0,05). Không ghi nhận trường hợp nào rối loạn nhịp tim.
- Trong quá trình TKDT và TKNQ, giảm Oxy máu với PaO2 < 60 mmHg gặp ở 2 BN trong nhóm TKDT, 17 BN nhóm TKNQ (chiếm 36,7%). Khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Toan hô hấp với PaCO2 trên 45mmHg gặp ở 29/41 BN (chiếm 73,2%) trong nhóm TKDT, nhóm TKNQ có 36/44 BN (chiếm 81,8%). PaCO2 tăng trên 80 mmHg gặp ở 3 BN nhóm TKNQ (7,7%), nhóm TKDT không gặp BN nào. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Biến chứng gần sau mổ ở nhóm TKDT có 1 BN suy hô hấp mức độ nhẹ, 1 BN tràn khí màng phổi. Nhóm TKNQ có 3 BN suy hô hấp mức độ nhẹ, 1 BN suy hô hấp mức độ nặng.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu chúng tôi có kiến nghị như sau:
Thông khí dạng tia đem lại hiệu quả trao đổi khí tốt hơn so với thông khí ngắt quãng trong giai đoạn cắt nối tạo hình khí quản. Vì vậy, có thể ứng dụng an toàn phương pháp thông khí dạng tia giai đoạn cắt nối khí quản trong phẫu thuật cắt nối tạo hình khí quản
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Đinh Thị Thu Trang, Nguyễn Minh Lý, Công Quyết Thắng, Tống Xuân Hùng, “Đánh giá hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí cao tần trong phẫu thuật cắt nối và tạo hình khí quản”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 15 số 8/2020, tr. 69-75.
2. Đinh Thị Thu Trang. Nguyễn Minh Lý. Công Quyết Thắng. Tống Xuân Hùng. “Đánh giá hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí áp lực dương ngắt quãng đầu trung tâm kết hợp ngoại vi trong phẫu thuật tạo hình khí quản”, Tạp chí Y