UBND, Ban Chỉ huy PCTTvà TKCN các huyện, thị xã, thành phố

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN Ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 34 - 35)

IV. ỨNG PHÓ THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 PHỨC TẠP

1. UBND, Ban Chỉ huy PCTTvà TKCN các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro năm 2021 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp để đảm bảo an toàn trong chỉ đạo, ứng phó với thiên tai, đồng thời đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Trong đó; đối với nội dung phương án sơ tán dân, chỉ đạo thực hiện rà soát danh sách các hộ gia đình có nhà kiên cố, cập nhật phương án sơ tán dân theo phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường tối đa công tác di dời, sơ tán tại chỗ, xen ghép;hạn chế sơ tán tập trung;

- Chỉ đạo UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã, phường, thị trấn xây dựng Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro; hỗ trợ, phối hợp với các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Quảng Nam triển khai chặt tỉa cây cối nằm gần các tuyến đường dây điện trước khi bão đổ bộ, đảm bảo an toàn lưới điện và sớm khôi phục cấp điện sau bão;

- Chỉ đạo, phổ biến các nội dung của Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro đến các địa phương, đơn vị trên địa bàn;

- Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc, cơ số thuốc, đội ngũ y, bác sĩ… cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng để xây dựng phương án sơ tán;

- UBND các huyện miền núi, rà soát, chủ động tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tại các Khu cách ly tập trung, trụ sở UBND cấp xã, trường học, Trung tâm Y tế, các công trình kiên cố, những vị trí an toàn,…; đối với các địa bàn, khu vực có nguy cơ bị chia cắt, cô lập khi có mưa bão, sạt lở đất đảm bảo dùng đủ trong 30 ngày trở lên;

- Chỉ đạo rà soát đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh (nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ dễ bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, thiên tai và khó phục hồi hơn so với những nhóm người khác trong cộng đồng; bao gồm: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, nghười nghèo, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghi nhiễm/bị nhiễm dịch bệnh COVID-19 (bao gồm: Người chăm sóc, điều trị người bệnh tại các khu điều trị, khu cách ly và các lực lượng xung kích PCTT cấp xã);

- Chủ động triển khai kế hoạch di dời, sơ tán dân theo các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn; đề xuất Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh hỗ trợ trong các trường hợp vượt quá khả năng của địa phương;

với đặc điểm từng vùng chịu ảnh hưởng khi xảy ra các loại hình thiên tai: bão, ngập lụt, sạt lở,… đảm bảo an toàn sơ tán Nhân dân khi xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội;

- Chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách của địa phương để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân về phòng, chống thiên tai và nâng cao ý thức của người dân trong việc phối hợp cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai, đặc biệt là ngư dân trên biển;

- Đề xuất nhu cầu tập huấn của địa phương về công tác phòng, chống thiên tai.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN Ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)