Cách ợp đồng thí nghiệm kiểm tra theo các quy trình trên với Ban quản lý

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy tại hiện trường phục vụ kiểm định chất lượng mối hàn với lớp phủ bề mặt cho các công trình cơ sở hạ tầng ngành năng lượng (Trang 74 - 80)

L ỜI MỞ ĐẦU

4.4.Cách ợp đồng thí nghiệm kiểm tra theo các quy trình trên với Ban quản lý

án Nhà máy Thủy điện Sơn La, Công ty Cơ khí Đóng tàu Vinacomin và các công ty khác

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 5.1. Tình hình sử dụng kinh phí

- Tổng kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợđã sử dụng là 3.000.000.000đ (ba tỷđồng chẵn).

- Nội dung: Sử dụng cho việc mua sắm vật tư, thiết bị, hoàn thiện quy trình, tăng cường năng lực kỹ thuật cho PTN, đào tạo nhân lực, một phần trả lương người thực hiện, vật liệu, chi phí kiểm tra đánh giá nghiệm thu, mua tiêu chuẩn, công tác phí, chi phí quản lý và chi khác. Các khoản chi đều đúng mục đích.

5.2. Hiệu quả kinh tế- xã hội

Dự án đã xây dựng và hoàn thiện được ba bộ tài liệu về Quy trình thí nghiệm kiểm tra NDT cho các kết cấu hàn của đường ống áp lực Nhà máy thủy điện Sơn La, trục và buồng xoắn Nhà máy thủy điện Sơn La, vỏ tàu biển của công ty Đóng tàu Vinacomin phục vụ cho công tác kiểm tra tại hiện trường. Ba bộ quy trình này làm tiền đề, cơ sở cho việc lập quy trình và tiến hành thực hiện kiểm tra kết cấu hàn với các đơn vị khác.

Cùng với định hướng mở rộng phạm vi hoạt động kiểm tra không phá hủy tại hiện trường của Phòng thí nghiệm Vật liệu Tính Năng Kỹ thuật cao- Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ- Vinacomin, Dự án đã góp phần đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, cụ thể là thiết bị siêu âm ISONIC 2020 với bộ đầu dò siêu âm TOFD đang là kỹ thuật siêu âm hiện đại hiện nay. Kỹ thuật này do Phòng thí nghiệm Harwell tập đoàn AEA, Anh Quốc sáng lập ra. Đây là một phương pháp cho phép xác định khá chính xác kích thước vết nứt xuyên thành (through wall size) trong các cấu kiện, bộ phận đang hoạt động (in-service) của ngành công nghiệp hạt nhân. Kỹ thuật này sử dụng hai đầu dò, một phát một thu. Điều khác biệt so các kỹ thuật kiểm tra siêu âm khác (truyền qua, xung dội, cộng hưởng) là nó ghi nhận các sóng nhiễu xạ tại các đầu mút bất liên tục, đây là các sóng có năng lượng rất yếu so với các dạng khác. Kỹ thuật này có rất nhiều ưu điểm so với các kỹ thuật truyền thống khác, đặc biệt là độ tin cậy trong phát hiện các bất liên tục thuộc dạng xuyên thành (Through wall Crack), được cho là cao hơn ngay cả so với phương pháp chụp ảnh phóng xạ.

Dự án đã tạo việc làm, giúp cán bộ kỹ thuật Phòng thí nghiệm Vật liệu Tính năng Kỹ thuật cao- Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ- Vinacomin nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức hoạt động thử nghiệm hiện trường thông qua các hoạt

động thử nghiệm thực tế tại các công trường. Có điều kiện học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế với các đơn vị trong nghành, phục vụ cho công việc.

Thông qua các hợp đồng kinh tế và hoạt động kiểm tra NDT thực tế tại các công trường Nhà máy thủy điện Sơn La, Công ty đóng tàu Vinacomin, … đã nâng cao uy tín, vị thế của Phòng thí nghiệm nói riêng và của Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ- Vinacomin nói chung; được đơn vị khác tín nhiệm. Đặc biệt, hoạt động kiểm tra NDT các hạng mục của nhà máy Thủy điện Sơn La- Một nhà máy Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế và chính trị xã hội.

Dự án góp phần nâng cao năng lực chất lượng của công tác kiểm định bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy của Phòng thí nghiệm đạt tới tương đương trình độ của các Phòng thí nghiệm trong khu vực và trên thế giới; đồng thời nâng cao trình độ lực lượng cán bộ KHKT trong nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Như vậy có thể nói rằng Dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho đất nước.

BẢNG TỔNG HỢP VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Bảng 5.1: Bảng tổng hợp một số hợp đồng đã thực hiện của Dự án

STT Ni dung hp đồng S hp đồng Giá tr(đồ hng) p đồng

1

Thí nghiệm, kiểm tra đối chứng đánh giá chất lượng đường hàn và sơn phủ bề mặt kết cấu thép bằng phương pháp không phá hủy các thiết bị cơ khí thủy công – Công trình thủy điện Sơn La

89/2008/DATĐSL-

KH-HĐ 1.532.995.000

2

Siêu âm mối hàn, phân tích thành phần, thử

cơ tính thép, cơ tính mối hàn của công trình: “Tuyến băng tải than từ xưởng sàng 56 đến cảng Bến Cân - Mạo khê”- Công ty CP chế

tạo thiết bị và xây lắp công trình – Vinacomin (TKV)

03/HĐ-KH 145.378.000

3

Kiểm tra chất lượng đường hàn của 02 tàu 7000 tấn số 4 và 5 bằng phương pháp chụp

ảnh bức xạ và siêu âm của Công ty Cơ khí

đóng tàu Vinacomin (TKV)

039/2008/VSBC-

CKM 74.052.000

4

Siêu âm mối hàn các hạng mục Cửa van cung Đập tràn công trình Thủy Điện Hương

Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế - Công ty Cơ khí Điện Thủy lợi 02/HĐKT/VCNM- HEMCO 462.000.000 5 Siêu âm mối hàn các hạng mục cơ khí thủy công công trình Thủy Điện Sơn La - Công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty Cơ khí Điện Thủy lợi 92/HĐKT/VCNM 24.750.000

6

Siêu âm, kiểm tra từ tính dầm cầu trục công trình nhà máy thủy điện Srêpok 3 - Công ty

Cổ phần Lilama 10 121/HĐKT/2009 217.580.000

7

Siêu âm các hạng mục cơ khí thủy công công trình Thủy Điện Sơn La - Công ty

TNHH nhà nước MTV Cơ khí Duyên Hải 34/HĐKT/DH/VCNM 140.000.000

8

Siêu âm các hạng mục cơ khí thủy công công trình Thủy Điện Bản Chát - Công ty

TNHH nhà nước MTV Cơ khí Duyên Hải 41/HĐKT/DH/VCNM 70.000.000 9 KiCông ty Cểm tra chổ phất lầượn Công nghing mối hàn dệp Hầm cải Âu ầu – 18/12/09/HĐKT 52.800.000

10

Kiểm tra chất lượng đường hàn vỏ tàu tải trọng 5200 tấn – Công ty CP Vận tải và

thương mại Minh Tuấn 116/HĐ-VCNM-KH 20.000.000

11

Kiểm tra chất lượng đường hàn vỏ tàu – Công ty TNHH Dịch vụ vận tải biển Phú

Hải 25/PH-VCNM 37.000.000

12 Phòng thí nghiệm năm 2009 (không có hợp đồng) 1.100.000.000 13 Phòng thí nghiệm năm 2010 (không có hợp đồng) 1.080.000.000

Bảng 5.2: Bảng tổng hợp một số tài sản của Dự án

STT Ni dung S lượng Tr giá

1 Máy chụp ảnh tia X mang nhãn hiệu XXQ-2505 01 110.000.000 2 Máy chụp ảnh tia X mang nhãn hiệu XXQ-3005 01 129.000.000

3 Máy siêu âm ISONIC 2020 01 330.000.000

4 Máy kiểm tra từ tính Magtest MY-2 01 24.000.000

5 Máy đo độđen 01 1.500.000

6 Máy đọc phim 01 1.500.000

Bảng 5.3: Bảng tổng hợp đào tạo nhân lực cho Dự án

STT Ni dung S lượng Ghi chú

Đào tạo nhân lực cho dự án

1 Kỹ thuật viên NDT bậc 2 về phương pháp chụp ảnh phóng xạ 04 2 Kỹ thuật viên NDT bậc 2 về phương pháp siêu âm 08

3 Kỹ thuật viên NDT bậc 2 về phương pháp kiểm tra từ tính 01 4 Kỹ thuật viên NDT bậc 3 về phương pháp siêu âm 01

5 không phá hKỹ thuật viên kiủy ểm tra chất lượng bê tông bằng phương pháp 01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Kchỹấ thut cơậ-lý ct viên ủa đượđất c đào tạo về phương pháp xác định các tính 01 7 Một số cán bộđược đào tạo về an toàn bức xạ trong Công nghiệp 03

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Dự án này đã triển khai áp dụng vào sản xuất và nâng cao năng lực của PTN về các thí nghiệm kiểm tra không phá hủy NDT, đáp ứng các nhu cầu thí nghiệm chính xác, đảm bảo chất lượng các kết cấu đúc và hàn của các công trình xây dựng thủy điện, đóng tàu và khai thác khoáng sản.

Dự án đã được thực hiện trong hai năm 2009-2010, bao gồm:

- Hoàn thiện quy trình kiểm tra đường ống áp lực của Nhà máy Thủy điện Sơn La. - Hoàn thiện quy trình kiểm tra trục và buồng xoắn của Nhà máy Thủy điện Sơn La. - Hoàn thiện quy trình kiểm tra vỏ tàu biển của Công ty Cơ khí Đóng tàu Vinacomin. - Triển khai ứng dụng các quy trình trên để kiểm định tại hiện trường, chủ yếu tại công trình Thủy điện Sơn La vì đây là công trình trọng điểm quốc gia lớn và rất quan trọng. Đồng thời, tăng cường trang thiết bị, nâng cao năng lực kỹ thuật cho PTN, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, bổ sung tài liệu tiêu chuẩn kiểm tra quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực.

Sự hỗ trợ của Bộ Công thương cho kinh phí thực hiện dự án đã đảm bảo cho dự án hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Cụ thể: đề nghị Nhà nước hỗ trợ 3 tỷ đồng (tương đương 30% tổng kinh phí dự án) với tỷ lệ thu hồi là 70%. 30% kinh phí không thu hồi là để hỗ trợ cho hoàn thiện công nghệ, tăng cường năng lực kỹ thuật cho PTN, đào tạo nhân lực, một phần cho lương cho người thực hiện, vật liệu và chi phí kiểm tra đánh giá nghiệm thu.

Nhu cầu thị trường là rất lớn, sau khi kết thúc thời gian thực hiện dự án, Phòng thí nghiệm tiếp tục đầu tư về con người và mở rộng quy mô thị trường, cung cấp dịch vụ kiểm tra và đánh giá vật liệu bằng các phương pháp NDT cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Đồng thời xem xét mở rộng quy mô bằng việc đào tạo kỹ thuật viên NDT và chuyển giao công nghệ kiểm định cho các đơn vị có nhu cầu.

6.2. Kiến nghị

- Đề nghị Bộ Công Thương, Hội đồng KHCN nghiệm thu kết quả dự án. - Đề nghị Nhà nước cho phép nộp kinh phí thu hồi của dự án vào năm 2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]- Đề tàiNghiên cứu và ứng dụng kiểm tra khuyết tật vật liệu bằng kỹ thuật siêu âm hình ảnh- Nguyễn Thu Hiền- Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ- 2009

[2]- Tài liệu huấn luyện NDT bậc II – Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân

[3]- Quy trình kiểm tra siêu âm- PTN Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin [4]- Quy trình kiểm tra chụp ảnh bức xạ- PTN Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin

[5]- Quy trình kiểm tra thẩm thấu- PTN Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin [6]- Quy trình kiểm tra từ tính- PTN Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin [7]- Quy trình đo chiều dày lớp sơn phủ- PTN Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin

[8]- Hướng dẫn áp dụng Quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ thép- Đăng kiểm Việt Nam.

[9]- Giáo trình kiểm tra không phá hủy- Nguyễn Thanh Sơn. [10]- Tiêu chuẩn ASME V, VIII – Hiệp hội kỹ sư có khí Hoa Kỳ.

[11]- Dự án “Hoàn thiện công nghệ chế tạo phụ tùng cho thiết bị mỏ hầm lò”- Cao Ngọc Đẩu- Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ- Vinacomin.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy tại hiện trường phục vụ kiểm định chất lượng mối hàn với lớp phủ bề mặt cho các công trình cơ sở hạ tầng ngành năng lượng (Trang 74 - 80)