Các thiết bị và chi tiết trong hệ thống cô đặc

Một phần của tài liệu KĨ THUẬT THỰC PHẨM 2 đề TÀI CÔ đặc (Trang 26 - 27)

- Thiết bị chính:

 ống tuần hoàn, ống truyền nhiệt

 buồng đốt, buồng bốc, đáy nắp… - Thiết bị phụ:

 Bể chứa sản phẩm, nguyên liệu,..

 Các loại bơm; bơm dung dịch, bơm nước, bơm chân không.

 Thiết bị gia nhiệt

 Thiết bị ngưng tụ Baromet

 Thiết bị đo và điều chỉnh. - Thiết bị ống tuần hoàn trung tâm gồm:

 Phòng đốt

 Ống truyền nhiệt

 Ống tuần hoàn

Nguyên tắc hoạt động: Dung dịch ở phòng đốt đi trong ống còn hơi đốt đi vào khoảng phía ngoài ống. Khi làm việc, dung dịch ở trong ống truyền nhiệt sôi tạo thành hỗn hợp hơi – lỏng có khối lượng riêng giảm đi và bị đẩy từ dưới lên trên miệng ống, còn trong ống tuần hoàn thể tích của dung dịch trên một đơn vị bề mặt truyền nhiệt lớn hơn so với ống truyền nhiệt, do đó lượng hơi tạo ra trong ống ít hơn, vì vậy, khối lượng riêng của hỗn hợp hơi – lỏng ở đây lớn hơn trong ống truyền nhiệt, sẽ bị đẩy xuống dưới. Kết quả là trong thiết bị có chuyền động tuần hoàn tự nhiên từ dưới lên trong ống truền nhiệt và từ trên xuống trong ống tuần hoàn. Tốc độ tuần hoàn càng lớn thì tốc độ cấp nhiệt của dung dịch càng tăng và làm giảm sự đóng cặn trên bề mặt truyền nhiệt. quá trình tuần hoàn tự nhiên của thiết bị được tiến hành liên tục cho đến khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu thì mở van đáy để tháo sản phẩm ra.

 Ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm: Thiết bị cấu tạo đơn giản, dễ sửa chữa và làm sạch, hệ thống truyền nhiệt K khá lớn, khó bị đóng cặn trên bề mặt gia nhiệt nên có thể dùng để cô

đặc dung dịch dễ bị bẫn tắt, dung dịch tuần hoàn tự nhiên giúp tiết kiệm được năng lượng.

- Nhược điểm: Tốc độ tuần hoàn giảm dần theo thời gian vì ống tuần hoàn trung tâm cũng bị đun nóng.

-

Một phần của tài liệu KĨ THUẬT THỰC PHẨM 2 đề TÀI CÔ đặc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)