Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành

Một phần của tài liệu BẢN CÔNG BỐ THƠNG TIN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG (Trang 28 - 29)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY

6. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành

6.1. Triển vọng phát triển của ngành

Ngành viễn thông đã ở giai đoạn bão hòa

Thị trường viễn thông đã có bước phát triển đột phá mạnh mẽ trong 10 năm qua. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất thế giới. Về điện thoại, ước tính cuối năm 2010 cả nước có 134 triệu thuê bao điện thoại, trong đó thuê bao di động chiếm 87%, mật độ điện thoại đạt tới 150 máy/100 dân. Về Internet, toàn quốc có trên 31 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 34%.

Tuy nhiên trong 2 năm gần đây thị trường viễn thông bộc lộ nhiều yếu tố không bền vững. Hiện nay thị trường viễn thông đã ở giai đoạn bão hòa: dịch vụ điện thoại thuần túy đã tiệm cận bão hòa về mật độ, doanh thu trên các thuê bao giảm.

- Ngành viễn thông di động đã tăng trưởng chậm lại. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng của thị trường điện thoại di động chỉ còn là 5,4% sau khi tăng trưởng 31,2% vào năm 2009 và 13,6% vào năm 2010. Doanh thu trên mỗi thuê bao di động sẽ ngày càng giảm do sự cạnh tranh mạnh giữa các nhà mạng.

- Viễn thông cố định đang trong xu hướng giảm. Số đường dây điện thoại giảm mạnh 17,5% trong năm 2010 và phục hồi nhẹ 7,8% trong năm 2011 nhưng sẽ có xu hướng giảm dần trong các năm tới do viễn thông di động có nhiều tiện ích và giá ngày càng giảm.

- Internet tăng trưởng mạnh. Số người sử dụng internet tăng 17,6% năm 2010 và 14% năm 2011, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới bởi

internet chưa phổ biến tại nông thôn đồng thời nhu cầu kết nối internet ở điện thoại di động ngày càng tăng lên.

Trong thời gian tới ngành viễn thông sẽ phải cấu trúc lại, mở rộng thị trường ra ngoài biên giới và sẽ là thập kỷ của công nghệ mới.

Ngành xây lắp viễn thông có thể sẽ đi vào giai đoạn suy giảm.

Với tư cách là ngành hỗ trợ, triển vọng ngành xây lắp viễn thông phụ thuộc rất lớn vào triển vọng ngành viễn thông. Sau quá trình phát triển mạnh mẽ thập kỷ vừa qua của ngành viễn thông, cơ sở hạ tầng của ngành đã cơ bản được thiết lập. Cùng với tình hình ngành viễn thông đang tăng trưởng chậm lại nên nhu cầu đầu tư mới không nhiều và chủ yếu sẽ là đầu tư thay thế và bảo trì thiết bị. Do đó ngành xây lắp viễn thông có thể sẽ đi vào giai đoạn suy giảm.

Do VNPT thành lập mỗi tỉnh, thành phố ít nhất một đơn vị có chức năng thi công, xây lắp công trình nên hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp xây lắp và phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô và thị phần nhỏ. Đồng thời ngành xây lắp sẽ đi vào giai đoạn suy giảm nên ngành xây lắp viễn thông sẽ tiến tới xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp.

6.2. Triển vọng Công ty

Ngành xây lắp viễn thông đã tăng trưởng chậm lại có nguy cơ đi vào giai đoạn suy giảm đồng thời sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng cao nên triển vọng của SAICOM không có nhiều điểm sáng. Với kết quả kinh doanh quý 1.2012 và tình hình ngành viễn thông cũng như nền kinh tế hiện nay chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu của công ty sẽ chậm lại nhưng nếu SAICOM quản lý tốt chi phí thì kết quả kinh doanh sẽ vẫn khả quan. Về dài hạn khi ngành xây lắp viễn thông đi vào giai đoạn suy giảm chúng tôi cho rằng SAICOM cần tìm hướng đi mới: sáp nhập tăng năng lực cạnh tranh hoặc mở rộng ngành nghề kinh doanh.

Một phần của tài liệu BẢN CÔNG BỐ THƠNG TIN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)