Trên cơ sở truy cập dữ liệu, người dùng có thể tổng hợp dữ liệu theo: 1) các ngành đào tạo; 2) các cơ sở đào tạo về CNTT; 3) số sinh viên theo năm, tại một cơ sở đào tạo, theo ngành đào tạo; 4) số sinh viên năm thứ nhất của các cơ sở đào tạo, theo năm; 5) số giảng viên CNTT theo học vị, học hàm.
5.5. Kết luận
Việc xây dựng CSDL là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng để nâng cao độ tin cậy của dự báo theo hướng tin học hóa. Một số kinh nghiệm thu được sau khi thực hiện nhiệm vụ này là:
● Dữ liệu là nguồn tài nguyên quan trọng để rút ra những quyết định định tính. Việc xây dựng CSDL trên hệ quản trị CSDL tốt có ý nghĩa đối với việc ra quyết định;
● Công việc thu thập dữ liệu thống kê là khó khăn. Công việc này cần được chỉ đạo để nhiệm vụ được hoàn thành, từ cấp thấp đến cấp cao trong hệ thống hành chính;
● Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong việc tin học hóa. Mã ngành đào tạo theo thông tư 10/ 10/ 2017 của Bộ GD&ĐT chưa thực sự được các cơ sở đào tạo quán triệt;
● Phần mềm truy cập CSDL giúp người dùng bình thường có thể truy cập CSDL và ra quyết định. Giao diện đồ họa là thông dụng, được tích hợp trong hệ thống truy cập CSDL
● Tiến độ thực hiện không những có ý nghĩa đối với quản lí mà còn đối với tính thời sự của dữ liệu. Hệ thống mở để tiện tùy chỉnh theo yêu cầu của người dùng và của chính sách nghiệp vụ là cần thiết;
● Cơ quan quản lí nên có đủ dữ liệu thống kê để giúp các đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện thuần túy các nghiên cứu, đỡ mất thời gian và công sức vào việc thu thập các dữ liệu cơ bản.
● CSDL tồn tại được khi người ta thường xuyên cập nhật. Cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực cần được cập nhật các dữ liệu về (i) sinh viên CNTT; (ii) cơ sở đào tạo CNTT trình độ đại học; (iii) giảng viên CNTT.