5. Ý nghĩa nghiên cứu
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
Một là, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ,công chức, viên chức trong việc phòng, chống tham nhũng.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện, củng cố đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở liêm chính, có chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp; kiểm tra giám sát, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động gây lãng phí, thất thoát kinh phí và tài sản trong cơ quan, đơn vị cơ sở; phát huy vai trò phản biện xã hội về phòng chống tham nhũng; kịp thời ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực tham nhũng trong toàn hệ thống chính quyền. Đồng thời, tập trung công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng; Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến toàn thể cán bộ, công chức cơ sở; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực phát hiện, xử lý tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp cơ sở nhằm ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả những hành vi tham nhũng.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng.
Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu chi ngân sách của chính quyền cấp cơ sở; các khoản chi cho đầu tư xây dựng, chi thường xuyên, chi phí hội nghị, lễ hội, tiếp khách. Công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn và việc thực hiện chế độ định mức tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ công chức cấp cơ sở trước hết là người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị, minh bạch tài sản thu nhập, việc thực thi công vụ ở nhưng vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân và doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực gắn liền với quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như: đất đai, tài nguyên, thuế, ngành nghề kinh doanh nhạy cảm... Rà soát việc tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý, đồng thời không gây khó khăn, phiên hà cho người dân, doanh nghiệp.
cán bộ thuộc cấp cơ sở để phòng, chống tham nhũng.
Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ trong các đơn vị thuộc hệ thống chính trị cơ sở, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. Tăng cường dân chủ ở cơ sở; đặt phòng, chống tham nhũng trong mối quan hệ với chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách hiện đại hóa hệ thống chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Kịp thời điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cấp cơ sở. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan đơn vị mình.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công vụ những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp. Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của chính quyền cấp cơ sở. Tăng cường vai trò của các cơ quan trong hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm ngăn ngừa, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện, xử lý tham nhũng; đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao năng thực thanh tra, kiểm tra, chú trọng tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức cơ sở làm công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, công bố công khai kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức. Xử lý nghiêm người đứng đầu cơ quan đơn vị có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc để đơn vị mình
quản lý xảy ra tham nhũng, lãng phí tiêu cực. Có biện pháp mạnh tay đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực sai phạm về chuyên môn. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong các lĩnh vực nhất là trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Năm là, tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân dũng cảm tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và có chính sách truyền thong đúng đắn, phát huy vai trò và trách nhiệm của bộ phận tuyên truyền trong phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực về công tác phòng, chống tham nhũng. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa tổ chức đảng các đoàn thể quần chúng và chính quyền cơ sở trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, duy trì công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách thường xuyên, liên tục, có biện pháp chặt chẽ, không để sơ hở trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ đối với tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị như Đảng ta đã xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, mang lại niềm tin cho nhân dân, cho xã hội. Một đất nước không có tham nhũng sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển về xã hội, đời sống của nhân dân. Để làm được điều đó đòi hỏi Nhà nước ta phải luôn vững mạnh về thể chế chính trị, hành lang pháp lý chặt chẽ, tiến tới một nền xã hội công bằng, dân chủ ,văn minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
2. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000
3. Kế luận số 21-KL/TW ngày 25 thánh 5 năm 2012, Kết luận Hội nghị TW 5 khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 14/NQ-TW ngày 15 tháng 5 năm 1996 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
5.http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_Detail.aspx? CatID=1&ItemId=29&LVC=23&CapChaId=2
6. Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, năm 2008, NXB Lao động