Nhà thiết kế: Ludwig Goller
Một biển báo chỉ đường ở Đức dùng fotn Din 1451 Logo của hãng Plone. Tôi không nghĩ logo này đẹp, nhưng có lẽ nó khá dễ nhớ đấy chứ.
Din có một lịch sử khá dài. Ban đầu
được kỹ sư Ludwig Goller, lãnh đạo của trung tâm Siemens & Halske ở Berlin thiết kế cho hệ thống đường sắt của Đức. Kiểu chữ đã được Đức thông qua vào năm 1936 như một tiêu chuẩn mới, DIN 1451 (DIN là từ viết tắt của Deutsches Institut für Normung, Viện tiêu chuẩn hóa Đức). Din 1451 đã trở thành một tiêu chuẩn cho các biển báo tín hiệu giao thông, dấu hiệu đường phố, số nhà và biển số xe. Trong những thập kỷ tiếp theo Din 1451 cũng được sử dụng trên hàng gia dụng và các sản phẩm khác, trở thành một kiểu chữ đặc trưng của Đức.
Năm 1995, Albert Jan Pool mở rộng DIN 1451 thành một phiên bản chất lượng về thị giác hơn cho các thiết kế đồ họa và xuất bản, được gọi là FF DIN. Ngày nay, FF DIN đã được sử dụng rộng rãi trên các tạp chí, quảng cáo, trang web, và logo thương mại.
Din là logo và kiểu chữ của công ty
Sapient, logo của JetBlue Airways, trò chơi video Half-Life, trò chơi video Portal 2, video game Grand Theft Auto IV. Từ đầu những năm 2000 tham gia xây dựng thương hiệu của Channel 4 ( một đài truyền hình của Anh )
Phiên bản Habitat DIN, được thiết kế riêng để sử dụng cho hệ thống bán lẻ Habitat, xây dựng thương hiệu của Công ty West End, được sử dụng làm logo và các quảng cáo của kênh tin tứcVRT của Bỉ, kênh National Geo- graphic của Mỹ. Logo Plone, logo trang web tin tức DigitaalMedia.nl. Din cũng là font chữ chính của Đại học Simon Fraser, Đại học Birming- ham City , Nine News, York Region Transit.
Là font chữ phát sóng chương trình tin tức của hầu hết các đài NBC (KNBC , WCAU , WRC-TV , vv) Logo của phim truyền hình Dexter
Din còn là font chữ của hệ thống cấp giấy phép trên toàn châu Âu, như Ba Lan , Đức, Lithuania , Latvia , Thụy Điển , Romania,...
Din 1451 Engschrift Din 1451 Mittelschrift Din Alternate Light Din Alternate Reguler Din Alternate Medium
Din Alternate Black
FF Din Reguler FF Din Light FF Din Medium
FF Din Bold FF Din Black
Đây thật sự là font chữ có lịch sử
khiến tôi đau đầu nhất. Với cái vốn Tiếng Anh tệ thậm, tôi chật vật mãi mới có thể hiểu được sơ sơ. Bạn có thể dùng phiên bản FF Din hoặc Din Pro. Vì hai font này không khác nhau nhiều nên tôi chỉ làm một cái FF Din thôi. Còn Din 1451 với cấu trúc chữ hẹp hơn cũng là một sự lựa chọn tốt cho những tác phẩm muốn có tiêu đề ấn tượng.
Tôi thích cái tên của font chữ này. Làm tôi liên tưởng đến thầy Din Din trong bộ phim Những cuộc phiêu lưu của Sinbat. Chẳng có gì ghê cả, chỉ là cái tên giống nhau thôi. Tôi thậm chí đã định dùng nó lẫn cái tên nó để làm tạp chí cho bộ port của mình đấy. Định và làm luôn rồi. Nhưng cuối cùng lại bỏ xó. Ngoài ra thì tôi có dùng nó thiết kế layout Deep blue sea trong môn Typography.
Font Din với cấu trúc gần giống một hình chữ nhật đứng, rất hiện đại và cá
tính. Cá tính ở đây tôi không nói nó mạnh mẽ như Rockwell hay thời trang như Bodoni. Mà cái cá tính không khoa trương đủ để ta nhận ra nó giữa một rừng những font sans-serif khác. Riêng tôi thì khi thiết kế tôi ít khi dùng chữ thường. Tôi thích chữ hoa hơn. Những kí tự hoa của font chữ này khi được sắp xếp với khoảng cách tốt, nó cho ra một tổng thế khá đẹp. Giống như cái poster tôi cho bạn xem ấy. Tôi chưa có nhiều dịp sử dụng font chữ này nên cũng không biết chia sẻ với bạn điều gì. Nhưng nếu xét theo
lịch sử và cái cách font Din được sử dụng rộng rãi trong thương mại thì bạn cũng thấy nó là một font chữ đại chúng. Có nghĩa là nó dễ sử dụng cho hầu hết các trường hợp. Song hãy cố gắng sáng tạo thêm nếu bạn chọn font Din. Tôi đã luôn giữ suy nghĩ ấy mỗi khi làm việc với font Din. Bởi suy cho cùng nó cũng là một font chữ của Đức, nên tôi luôn cảm giác thấy một sự ảm đạm, lạnh lẽo nào đấy ẩn chứa bên trong font chữ này.
Logo của hãng Sapient
Logo của hãng hàng không Jetblue
Logo của trường Đại học Birmingham Một poster sử dụng font Din mà tôi rất
thích. Thật ra thì tôi thích cái bản đồ Typo hơn. Tôi muốn làm một cái giống như thế.