II/ Đồ dùng dạy-học:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐ
I/ Mục tiêu:
- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối để học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).
- Tiết 2 làm đoạn 3 và 4.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 2 bảng phụ, mỗi bảng viết 1 đoạn chưa hoàn chỉnh của bài văn tả cây chuối tiêu (BT2). 6 bảng nhóm cho 3 đoạn 2,3,4.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A/ Ôn Bài Cũ: Đoạn văn trong bài văn miêutả cây cối tả cây cối
- Hãy nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối?
- Gọi hs đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây (BT2)
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết về đoạn văntrong bài văn tả cây cối. Dựa trên hiểu biết đó, trong bài văn tả cây cối. Dựa trên hiểu biết đó, trong tiết học này, các em sẽ luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2) HD hs làm bài tập
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT - Hướng dẫn: Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung được viết theo các phần trong dàn ý của BT1. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết tiếp vào chỗ có dấu ba chấm. (phát phiếu cho 8 hs, mỗi em hoàn chỉnh 1 đoạn trên phiếu.
- Gọi hs lớp dưới đọc bài làm của mình theo từng đoạn.
- Gọi hs làm trên phiếu dán phiếu lên bảng và đọc đoạn văn của mình.
- Sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho hs
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà hoàn thành các đoạn văn để thành 1 bài văn hoàn chỉnh
- Bài sau: LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cố
- Nhận xét tiết học
2 hs lên bảng thực hiện theo y/c
- Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện (làm tiếp đoạn 3 và 4)
- Một vài hs đọc đoạn văn của mình - Dán phiếu và trình bày
Tuần 24
Toán (TC) LUYỆN TẬP CHUNG