1. Kiến thức
- 4, 5 tuổi: Trẻ biêt tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Phát triển khả năng quan sát của trẻ. - 5 tuổi: Rèn luyện trí nhớ của trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích trò chơi.
II. Chuẩn bị
- Khăn bịt mắt cho 1, 2 trẻ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề. Sau đó dẫn dắt trẻ vào trò chơi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi luật chơi, cách chơi
- Trò chơi: Đoán xem ai vào
- Chọn 5-7 trẻ cho ra ngoài, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn. Chọn một trẻ đứng vào giữa vòng tròn, cho trẻ đó quan sát kỹ thứ tự của các bạn ở vòng tròn. Sau đó bịt mắt lại. Cô chỉ định 2-3 trẻ trong số những trẻ đứng ở ngoài, đi thật nhẹ nhàng rồi đúng vào vòng tròn, cô hô “Xong rồi”. Trẻ đúng ở giữa vòng tròn mở mắt ra quan sát vòng tròn và nói tên bạn mới đúng vào. Nếu trẻ nói đúng tên thì bạn mới vào sẽ phải bịt mắt và trò chơi tiếp tục, nếu nói không đúng trẻ đó sẽ phải bịt mắt và chơi một lần nữa.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Trong khi chơi cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ chơi.
- Hỏi trẻ tên trò chơi.
4. Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Cô nhận xét sau khi trẻ chơi xong.
- Động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ.
- Trẻ nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ nhắc lại - Trẻ nghe ĐÓNG CHỦ ĐỀ 1. Mục đích:
- Cô giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã được khám phá, hoạt động trong chủ đề “ Trường mầm non”.
+ Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non thân yêu của bé. + Chủ đề nhánh 2: Lớp học thân yêu của bé
+ Chủ đề nhánh 3: Vui tết trung thu.
2. Nội dung:
- Cô tổ chức cho trẻ hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề “ Trường mầm non”.
- Thu dọn tranh ảnh, đồ dùng của chủ đề cũ, giới thiệu chủ đề mới: Chủ đề “Bản thân”
- Trưng bày tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi của chủ đề mới và cùng trẻ trò chuyện về chủ đề.
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀI. Về mục tiêu của chủ đề I. Về mục tiêu của chủ đề
1. Các mục tiêu đã thực hiện tốt.a. Mục tiêu phát triển thể chất: a. Mục tiêu phát triển thể chất:
- Phần lớn trẻ đã tích cực tham gia vào các hoạt động, thực hiện tốt các vận động cơ bản. Biết một số món ăn trong trường, nhận biết một số nơi nguy hiểm.
- Thực hiện tốt các vận động: Bật tách, khép chân qua 7 ô; Bật qua vật cản 15-20cm; Bật xa tối thiểu 50cm.
b. Mục tiêu phát triển nhận thức:
- Trẻ biết được tên trường, địa chỉ của trường, cô giáo, các bạn và các khu vực trong trường… Trẻ ôn lại các số từ 1- 5, ôn so sánh chiều rộng, chiều dài…
c. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng câu, từ để nói và giao tiếp, diễn đạt theo ý muốn. Biết đọc thơ, kể chuyện trong chủ đề.
d. Mục tiêu phát triển tình cảm xã hội:
- Biết thể hiện tình cảm của mình với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh.
e. Mục tiêu phát triển thẩm mĩ:
- Đa số trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô.
2. Các mục tiêu chưa thực hiện được: Không có.3. Những trẻ chưa đạt được mục tiêu và lý do: 3. Những trẻ chưa đạt được mục tiêu và lý do: a. Mục tiêu phát triển thể chất:
- 100% trẻ thực hiện tốt các nội dung phát triển thể chất.
b. Mục tiêu phát triển nhận thức:
- Các cháu nhận thức tốt: 19 cháu.
- Các cháu chưa nhận thức tốt: Như, Chiến, Lương, Ngoan
Lý do: Nhận thức của trẻ còn chậm, chưa chú ý trong giờ học, chưa trả lời
được các câu hỏi của cô.
Biện pháp: Rèn thêm trẻ trong các hoạt động góc, sinh hoạt chiều. Kết
hợp với phụ huynh rèn thêm cho trẻ khi ở nhà.
c. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ:
- 19 cháu thực hiện tốt mục tiêu phát triển ngôn ngữ. - Các cháu chưa thực hiện tốt: Như, Chiến, Lương, Ngoan
Lý do: Các cháu phát âm còn ngọng, nói nhỏ, các cháu 2 tuổi phát âm
chưa chuẩn.
d. Mục tiêu phát triển tình cảm xã hội:
- 19 cháu thực hiện tốt mục tiêu phát triển tình cảm xã hội. - Các cháu chưa thực hiện tốt: Như, Chiến, Lương, Ngoan
Lý do: Các cháu còn nhút nhát, ít giao tiếp và chơi cùng các bạn trong lớp Biện pháp: Tạo tình huống để trẻ giao tiếp và chơi cùng các bạn trong
lớp.
e. Mục tiêu phát triển thẩm mĩ:
- Các cháu nhận thức tốt: 19 cháu.
- Các cháu chưa nhận thức tốt: Như, Chiến, Lương, Ngoan
Lý do: Tư thế ngồi chưa đúng, một số trẻ chưa tạo ra sản phẩm. Một số trẻ
còn hát sai nhạc, hát ngọng.
Biện pháp: Kết hợp giữa gia đình và cô giáo rèn thêm cho trẻ khi ở nhà và
ở nhà trường.