1. Bổi cảnh
Hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đang đứng trước những yếu tố thuận lợi mới:
- Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ 01/7/2006 và Nghị định 78/2006/NĐ- CP hướng dẫn được ban hành đã tạo điều kiện thông thoáng cho đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Cùng với việc phát triển nhanh của nền kinh tế, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng gia tăng
- Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao hơn, quá trình hội nhập quốc tế đang được đẩy nhanh với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định song phương và đa phương sẽ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Nhu cầu tất yếu phải mở rộng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng mạnh do đòi hỏi phải mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế và kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận tải, phát huy lợi thế của hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Từ những yếu tố đó, xu huớng đầu tu của doanh nghiệp Việt Nam ra nuớc ngoài trong giai đoạn 2006-2010 sẽ có những chuyến biến quan trọng và tác động tích cục đối với kinh tế trong nuớc.
2. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp 3. Việt Nam trong thời giantói tói
Dự báo trong những năm tới (2008-2010) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng, trung bình mỗi năm khoảng 500 triệu USD, vì những lý do sau đây:
- Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đáp ứng xu thế các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đế mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng.
- Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính công nghệ đế thực hiện đầu tư ra nước ngoài
- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của To chức thương mại thế giới (WT0), cơ hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt vào các quốc gia thành viên WT0.
Theo nhận định của ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các doanh nghiệp bươn trải, đầu tư ra nước ngoài cũng nhằm tận dụng những lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, đế nhắm tới mục tiêu đẩy mạnh năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước”.