HOẠT ĐỘNG 3: THĂM GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ, CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu GA HDNGLL KHOI 4 (Trang 26 - 29)

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG 3: THĂM GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ, CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước.

- Giáo dục HS lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Hoa, tặng phẩm để tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng.

- Một số bài hát ca ngợi công lao của các thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

* Đối với GV:

- Liên hệ trước với chính quyền địa phương, thôn xóm để lập danh sách các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tiêu biểu ở địa phương. - Thành lập Ban tổ chức cho buổi thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gồm:

+ GVCN lớp (trưởng ban tổ chức) + Đại diện Hội cha mẹ HS

+ Ban cán sự lớp

- Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm. * Đối với HS:

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, tạo không khí vui tươi, sinh động cho buổi thăm hỏi như: “Bà ơi bà”, “Chú thương binh”,…

- Mua hoa, tặng phẩm.

Bước 2: Tổ chức thực hiện (hoạt động này nên tổ chức vào trước hoặc đúng ngày 22 – 12)

- Tập kết HS tại trường hoặc tại trụ sở của chính quyền xã/ phường…

- HS theo các nhóm đã được phân công đến thăm, trao quà, hát, đọc thơ tặng cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.

- Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, tười rau, nhổ cỏ vườn, cho gà ăn, cho lợn ăn,...

- Chào tạm biệt các gia đình và ra về.

Bước 3: Tổng kết đánh giá

- Sau các hoạt động này, BTC tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động.

- Nhắc nhở các em tiếp tục thường xuyên thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể. *********************************** THÁNG 1/ 2017 CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM HOẠT ĐỘNG 1: TIỂU PHẨM “MỒNG MỘT TẾT” I. MỤC TIÊU

- Thông qua tiểu phẩm “Mồng một Tết”, HS hiểu mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà, đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người VN.

- HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp.

- Kịch bản “Mồng Một Tết” - Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết

- Ảnh chụp ngày Mồng Một Tết con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ của gia đình HS (nếu có).

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- GV nghiên cứu trước kịch bản, có thể sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tế. - Lựa chọn một số HS có khả năng diễn xuất tốt, cung cấp kịch bản, phân vai và hướng dẫn các em tập tiểu phẩm.

- HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết.

Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm

HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm.

Bước 3: Thảo luận lớp

Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: - Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?

- Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ? - Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết? - Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì?

- GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người xưa có câu: “Mồng Một Tết nàh cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày xum họp mừng năm mới.

KỊCH BẢN: MỒNG MỘT TẾT

* Các nhân vật: Bố, Mẹ, Thiện An, MC

- MC: Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đều mặc quần áo mới. - Bố: Mẹ con chuẩn bị xong chưa? Mình đi chúc Tết ông bà.

- Mẹ: Em chuẩn bị xong rồi. Ở nhà ông bà về, buổi tối cả nhà mình đi chơi.

- Thiện An: Ứ! Con không về ông bà đâu. Con đã hẹn bạn đi chơi rồi. Nhà ông bà chẳng có gì chơi. Không có cả máy chơi game…

- Bố: Ơ! Con dám nói thế hả? Lớp mấy rồi? Học đến lớp 4 rồi mà còn ăn nói như đứa trẻ mẫu giáo…

- Mẹ: Thôi, anh đừng giận con. Thiện An à, chiều mồng Một Tết cả nhà mình phải về chúc Tết ông bà chứ, con. Ông bà đang mong gia đình mình lắm đấy!

- Thiện An: Nhưng tuần nào nhà mình chẳng về thăm ông bà. Hôm nay, mồng Một Tết, con đã hẹn các bạn rồi.

- Mẹ: Chắc các bạn con chưa biết đấy thôi. Gia đình nào cũng thế, theo truyền thống Việt Nam, sáng mồng Một Tết cúng tổ tiên, chiều mồng Một Tết con cháu quây quần về chúc Tết ông bà, cha mẹ… truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà con.

- Thiện An (phụng phịu): Thế là con không được chơi với bạn… - Mẹ: Có điện thoại kìa, anh!

- Bố (nghe điện thoại): Dạ, con chào bố mẹ. Vợ chồng con đang chuẩn bị về chúc tết bố mẹ đây ạ… Dạ, cháu An đây, An này! Ông bà nói chuyện với con.

- Thiện An (nghe điện thoại): Dạ, con đây…

- Tiếng ông: Từ sáng đến giờ ông bà ngóng cháu mãi. Cháu ông năm nay học giỏi, ông bà mừng lắm. Cháu vẫn nói với ông, muốn mời các bạn đến nhà chơi. Ông cháu mình chọn mồng Ba Tết nhé. Ông có nhiều quà đấy…

- Thiện An: Cháu cảm ơn ông. Để Cháu điện thoại cho các bạn… Dạ. Cháu về ngay đây … (gác điện thoại).

- Mẹ: Đấy. Con thấy không, ông bà lúc nào cũng nhớ con, lo cho con…

- Thiện An: Con biết rồi ạ. Mẹ đừng nói với ông bà hổi nãy con không muốn về… Thật ra con rất yêu ông bà.

- Mẹ: Mẹ biết, con chỉ ham chơi thôi. Nhưng con phải nhớ, nếu không có ông bà thì làm gì có bố mẹ…

- Thiện An: Con xin lỗi bố mẹ. Con cũng có quà cho ông bà, để con vào lấy… - Bố: Quà gì vậy, con?

- Thiện An: Bí mật…

********************************

THÁNG 1/ 2017

Một phần của tài liệu GA HDNGLL KHOI 4 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w