7. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Tổng quan về ngành chăn nuôi
Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam từ xa xƣa là hệ thống sản xuất kết hợp mà rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo, sức lao động, trong đó trâu bò đƣợc sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng nhƣ nuôi lợn, nuôi gà, thủy cầm và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau, ngƣời ta đã sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn tại chỗ, sẵn có. Ngày nay, hình thức kết hợp này vẫn còn đang đƣợc sử dụng dƣới hình thức chăn nuôi nông hộ, và theo mô hình vƣờn-ao-chuồng (VAC), những lợi thế rõ ràng của chăn nuôi quy mô nhỏ, nhƣ sự khép kín với trồng trọt, phù hợp với khả năng đầu tƣ và trình độ kỹ thuật của nông hộ nhỏ, cho phép sử dụng tốt hơn các giống địa phƣơng có đặc điểm là năng suất thấp nhƣng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái, có thể sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn có sẵn tại địa phƣơng, tạo ra sự quay vòng.
Ngành chăn nuôi không đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu nhƣng lại là ngành có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội. Nó chiếm 40 % tổng sản phẩm trong ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1,3 tỷ ngƣời lao động và là sinh kế của hơn 1 tỷ ngƣời dân sống ở các nƣớc nghèo. Cùng với sự tăng dân số và thu nhập, nhu cầu về các sản phẩm từ thịt và sữa ngày càng tăng. Theo số liệu chính thức Việt Nam hiện có 10,9 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò, cộng chung là gần 18 triệu hộ. Một thống kê khác cho biết có khoảng 4 triệu hộ chăn nuôi heo, 7,9 triệu hộ chăn nuôi vịt, 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò. Quy mô chăn nuôi còn nhỏ bé, phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Trong số 4.131,6 nghìn hộ chăn nuôi thì số quy mô nhỏ (dƣới 10 con lợn/hộ) chiếm tới 86,4%, riêng số hộ quy mô siêu nhỏ (1-4 con lợn/hộ) chiếm 71,6% tổng số hộ chăn nuôi, nhƣng chỉ sản xuất 43,2% tổng lƣợng thịt, về gia cầm, trong tổng số 7.864 nghìn hộ chăn nuôi, số hộ quy mô nhỏ
12
(dƣới 100 con gia cầm/hộ) chiếm 89,62% (riêng quy mô siêu nhỏ 1-19 con chiếm 54,39%) nhƣng chỉ sản xuất 30% tổng số thịt gia cầm .
Thế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nƣớc ngọt nghiêm trọng. Theo dự đoán đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện căng thẳng về nguồn nƣớc. Trong khi đó, sự phát triển của ngành chăn nuôi càng làm tăng nhu cầu sử dụng nƣớc. Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 8% tổng lƣợng nƣớc loài ngƣời sử dụng trên toàn thế giới. Nhƣng vấn đề nghiêm trọng nhất mà nó gây ra đối với môi trƣờng nƣớc chính là nƣớc thải. Nƣớc thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm nhƣ chất kháng sinh, hoocmon, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu. Chúng đang huỷ hoại các vùng ven biển, các bãi san hô ngầm, gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ cho con ngƣời và các vấn đề khác. Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn làm giảm lƣợng nƣớc bổ sung cho các mạch nƣớc ngầm do mất rừng và đất bị thoái hoá, chai cứng, giảm khả năng thẩm thấu. Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trƣờng đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ sinh thái Trái đất, đó là sự suy giảm đa dạng sinh học.