Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài ngườ

Một phần của tài liệu sinh 12 (Trang 34 - 38)

1) Giai đoạn vượn người hóa thạch:

- Hóa thạch Đriôpitec được tìm thất đầu tiên ở châu Phi năm 1927, sống cách đây khoảng 18 triệu năm. - Từ Đriôpitec tiến hóa thành người qua dạng trung gian đã bị tuyệt diệt là người vượn Ôxtralôpitec. 2) Giai đoạn người vượn (người tối cổ):

- Hóa thạch Ôxtralôpitec được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1924, sống cách đây khoảng 2-8 triệu năm.

- Đi bằng chân, đầu hơi khom về phía trước, cao từ 120-140cm, nặng 20-40kg, thể tích hộp sọ từ 450-750 cm3. - Công cụ lao động: Là cành cây, hòn đá, mảnh xương thú.

3) Giai đoạn người cổ Homo: a) Homo habilis (người khéo léo):

- Hóa thạch lần đầu được phát hiện Onđuvai từ năm 1961-1964, sống cách đây khoảng 1,6-2 triệu năm. - Cao từ 1 - 1,5m, nặng 25-50kg, thể tích hộp sọ từ 600-800 cm3

- Công cụ lao động và sinh hoạt: Sống thành đàn, đi thẳng, chế tạo bằng đá. b) Home erectus (người đứng thẳng):

Người Pitêcantrôp:

- Hóa thạch được phát hiện đầu tiên ở Java (Inđônêxia) năm 1891. Sống cách đây khoảng 80 vạn - 1 triệu năm. - Cao 1,7m, thể tích hộp sọ 900 - 950 cm3; đi thẳng đứng.

- Công cụ lao động: đã biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá. - Người Xinantrôp:

+ Được phát hiện đầu tiên vào năm 1927 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Sống cách đây 50-70 vạn năm. + Hộp sọ 1000cm3, đi thẳng đứng.

+ Công cụ lao động và sinh hoạt: Đi thẳng đứng và biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương, đã biết dùng lửa.

- Người Heiđenbec:

+ Được phát hiện ở Heiđenbec (Đức) vào năm 1907. Sống cách đây khoảng 500000 năm. + Răng bớt thô, gần giống người hiện đại.

4) Giai đoạn người cận đại Nêanđectan:

- Hóa thạch được phát hiện đầu tiên vào năm 1856 tại Nêanđectan (Đức). Sông cách đây 50000 - 200000 năm. - Cao từ 1,55 - 1,66m; hộp sọ 1400cm3; xương hàm gần giống với người đã có lồi cằm.

- Công cụ lao động và sinh hoạt: sống trong hang từ 50 - 100 người. Đã dùng lửa thông thạo, biết săn bắt động vật; công cụ phong phú, chủ yếu được tạo từ đá silic thành dao sắc, rìu có mũi nhọn, bước đầu đã có đời sống văn hóa.

5) Giai đoạn người hiện đại (Crômanhôn):

- Hóa thạch đầu tiên được phát hiện ở làng Crômanhôn nước Pháp vào năm 1868. Sống cách đây 35000 - 50000 năm.

- Cao 180cm, nặng 70 kg, hộp sọ 1700cm3, hàm dưới có lồi cằm rõ, chứng tỏ đã có giọng nói phát triển. - Công cụ lao động và sinh hoạt: Công cụ tinh xảo làm bằng đá, xương, sừng như rìu có lỗ để tra cán, lao nhọn có ngạnh, kim khâu và móc câu bằng xương. Họ sống thành bộ lạc, đã có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống nghệ thuật và tôn giáo.

2. Kết luận về hướng tiến hóa

Qua những bằng chứng hóa thạch nêu trên ta thấy trong quá trình chuyển biến từ vượn người thành người, hướng tiến hóa là:

1) Về mặt cấu tạo cơ thể: Ngày càng bớt dần tính chất động vật, hoàn thiện dần về mặt cấu tạo các cơ quan và hình dạng cơ thể như: tầm vóc cao lớn dần, đi thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, xương mặt nhỏ dần, răng và hàm bớt thô dần, xuất hiện lồi cằm, xương vành mày biến mất...

2) Về công cụ lao động:

+ Công cụ lao động ngày càng phức tạp, hiệu quả hơn như: bắt đầu từ côn, gậy, đá, dần dần đến đá đẻo, đá mài rồi đến lao có ngạnh, áo bằng da; búa có lỗ để tra cán, kim, móc câu bằng xương ...

Bài 2:

Vai trò các nhân tố sinh học và xã hội trong quá trình phát sinh loài người. Hướng dẫn giải

1) Vai trò nhân tố sinh học:

Trong giai đoạn đầu, từ vượn người đến người cổ Homo, các nhân tố sinh học (gồm biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên) có vai trò chủ đạo. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hóa thạch là kết quả sự tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Ví dụ: Sự hình thành tư thế đi thẳng, sự hoàn thiện dần đôi bàn tay, sự rộng dần của xương chậu...

- Quan niệm của Machusin đã bổ sung thêm cho Ăng-ghen: Trong kì pliôxen, kỷ thứ ba, tại vùng Đông Phi đã xuất hiện những đường nứt sâu trên vỏ quả đất, hoạt động núi lửa và động đất gia tăng đột ngột. Những lò urani thiên nhiên xuất hiện làm tăng nền phóng xạ trong một thời gian tương đối ngắn đã làm tăng tần số các đột biến, tăng áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến tăng tốc độ cải biến di truyền của vượn người hóa thạch. Theo ông, đột biến NST không chỉ đưa lại những biến đổi về thể chất mà còn ảnh hưởng quan trọng đến tiềm năng trí tuệ loài người.

2) Vai trò nhân tố xã hội

Trong giai đoạn sau, từ người cổ Homo đến người hiện đại, các nhân tố xã hội gồm lao động - tiếng nói - ý thức lại đóng vai trò chủ đạo. Các nhân tố này đã chi phôi sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người. Khác với động vật, lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của họ người.

+ Ngày nay, tất cả các qui luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn phát huy tác dụng đối với cơ thể con người nhưng có vai trò thứ yếu và mờ nhạt dần. Ngược lại, con người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các qui luật xã hội. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể, bằng sự phân hóa và chuyên hóa các cơ quan như ở động vật mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. Động lực quá trình phát triển xã hội loài người là việc cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, chỉ đạo quan hệ sản xuất.

+ Vì loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí nên về mặt sinh học loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển.

Bài 3.

Hãy chứng minh nguồn gốc động vật của loài người qua các bằng chứng về hóa sinh học, phối sinh học và cổ sinh vật học.

Hướng dẫn giải

1) Bằng chứng về sinh hóa học: Người và thú có vú đều có:

+ Các phản ứng sinh hóa trong quá trình trao đổi chất cơ bản tương tự nhau. + Cơ chế tổng hợp prôtêin trong tế bào như nhau.

+ Một số kháng sinh, vitamin, kháng thể của động vật cũng có tác dụng đối với người. 2) Bằng chứng phôi sinh học:

Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật có xương. - Khi phôi được 18-20 ngày còn dấu vết khe mang ở phần cổ giống như cá.

- Phôi 1 tháng, bộ não còn có 5 phần rõ rệt, giống như não cá. Về sau các bán cầu đại não mới trùm lên các phần sau, xuất hiện các khúc cuộn và nếp nhăn.

- Phôi được 2 tháng có đuôi dài, về sau biến thành xương cụt.

- Phôi được 3 tháng, ngón chân dài vẫn nằm đối diện với các ngón khác giống như ở vượn.

- Đến tháng thứ sáu, trên toàn bề mặt phôi vẫn còn một lớp lông mịn, chỉ trừ ở môi, gan bàn tay và gan bàn chân và rụng trước khi sinh 2 tháng.

Sự phát triển của phôi người có giai đoạn dài rất giống phôi vượn, chỉ giai đoạn cuối mới có sai khác. 3) Bằng chứng về cổ sinh vật học:

Những hóa thạch của người tối cổ cho thấy người vượn còn mang nhiều đặc điểm của vượn người như xương mặt lớn, hộp sọ nhỏ, vành mày phát triển, răng lớn, xương hàm dưới thô và không có lồi cằm, dáng đi khom...

Kêt luận: Những bằng chứng trên chứng minh quan hệ nguồn gốc chung giữa người với động vật có xương

So sánh học thuyết Lamac và học thuyết của Đacuyn

Vấn đề Theo Lamac Theo Đacuyn

Nguyên nhân tiến hóa Do ngoại cảnh hay tập quán hoạt độngthay đổi qua không gian và thời gian.

Do chọn lọc tự nhiêntác

động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Cơ chế tiến hóa Là sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Là sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Do ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời và phù hợp nên không bị đào thải.

Do biến dị phát sinh vô hướng. Sự thích nghi hợp lý đạt được thông qua sự đào thải dạng kém thích nghi.

Hình thành loài mới Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dước tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ 1 gốc chung.

Ưu điểm Đã chứng minh sinh giới, kể cả loài

người là 1 sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.

Bước đầu giải thích được cơ chế tác động của ngoại cảnh thông qua việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan và sư di truyền cho đời sau các tập tính thu được.

Phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.

Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) => nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.

Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.

Tồn tại chung Chưa phân biệt biến dị di truyền với biến dị không di truyền được.

Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN.

Một phần của tài liệu sinh 12 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w